Page 484 - Phẩm Tam Quốc
P. 484
(trăm quan lại cử Chiêu). Tôn Quyền lại không đồng ý, mà cắt cử Cố Ung
vào việc. Trương Chiêu vốn hy vọng có thể làm được việc gì đó lớn lao thì
kết quả là không có việc, đành phải ngồi viết mấy cuốn, như Xuân Thu Tả thị
truyện giải và Luận Ngữ chú.
Thực kỳ lạ, vì sao Tôn Quyền hết lần này đến lần khác không theo mọi
người, không để Trương Chiêu làm thừa tướng? Có nhiêu cách nói. Thứ nhất,
Tôn Quyền là kẻ vong ân bội nghĩa. Con người Tôn Quyền là như vậy. Tam
Quốc sử của ngài Mã Thực Kiệt nói Tôn Quyền bạc tình với Tôn Sách. Tôn
Sách không được truy tôn là đế (chỉ được là Trường Sa Hoàn vương), con trai
chỉ được phong hầu. Trần Thọ cũng thấy bất bằng vì chuyện đó. Ở tập trước
tôi nói Tôn Quyền nhớ cũ, hàm ân, nhưng nếu quan sát kỹ thì đó chỉ là câu
nói cửa miệng. Sau khi Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông qua đời thì con cháu họ
đều không được thăng tiến, cả ba nhà đều không trở thành đại tộc, thế chẳng
phải là tình nhẹ ân sơ sao?
Có điều giải thích như vậy chưa phải là hay. Bởi vì lúc này Trương Chiêu
vẫn còn, đâu phải người vừa đi thì trà đã nguội. Vì vậy, thứ hai, Tôn Quyền
đã hận Trương Chiêu. Cụ thể là, năm đó Trương Chiêu chủ trương hàng Tào.
Tôn Quyền không quên được điều này. Trong tập Lực cản sóng giữ, lúc đăng
cơ, Tôn Quyền đã nói với Trương Chiêu, nếu năm đó trẫm nghe lời ông thì
không biết bây giờ sẽ phải đi ăn xin ở đâu! Trương Chiêu phủ phục dưới đất,
mồ hôi ra ướt cả áo. Rõ ràng Tôn Quyền hận Trương Chiêu, đương nhiên sẽ
không để Trương Chiêu làm thừa tướng.
Tài liệu này đã được Bùi Tùng Chi ghi trong Trương Chiêu truyện “Quyền
xung tôn hiệu, Chiêu nói bệnh tật hoàn trả quan vị”. Lời nói đã liên hệ hai sự
kiện làm một, lý lẽ đầy đủ, ý tứ rõ ràng. Chẳng phải ông đã muốn trẫm phải
hàng Tào Tháo? Nếu trẫm hàng Tào thì làm gì còn Hoàng đế mà xưng? Trẫm
không là Hoàng đế thì ông có gì để làm thừa tướng? Về cơ bản ông không thể
là thừa tướng thì lúc này cũng không nên làm! Không chỉ không thể là thừa
tướng mà mọi quan vị, quyền lực cũng nên giao hết ra (về danh nghĩa Trương
Chiêu đã trả lại). Vì sao vậy? Cứ chờ đấy rồi sẽ tính nợ sau!
Có điều, sự “báo thù” hoặc “ác tâm” như vậy chỉ cần một lần là đủ. Huống
chi sau trận chiến Xích Bích, lúc có thư dụ hàng Tôn Quyền, Tào Tháo đã ghi
tên Trương Chiêu vào “sổ đen”, coi như tội danh “nịnh Tào” của Trương
Chiêu đã được rửa sạch. Vậy, nếu Trương Chiêu xứng với chức thừa tướng,
thì lúc Tôn Quyền qua đời, sao Trương Chiêu không là thừa tướng?
Có người nói, Tôn Quyền không hận mà là sợ Trương Chiêu. Đây là cách