Page 479 - Phẩm Tam Quốc
P. 479

(đừng vì nghèo hèn mà chùn bước), cô và ngươi có tình thân thích, vinh nhục

               cùng  chịu  (cô  và  khanh  cùng  vinh  nhục,  như  thân  thích)!  Mọi  người  đều
               khâm phục, kể cả Chu Nhiên và Từ Thịnh.
                  Tôn Quyền lấy “tình cốt nhục” xử sự với các tướng lĩnh Hoài Tứ, những
               người đã cùng Tôn Sách giành giang sơn như Chu Du, Chu Thái, xử sự với

               nhiều  người  khác  như  Gia  Cát  Cẩn.  Theo  Tam  quốc  chí  –  Gia  Cát  Cẩn
               truyện. Trước trận chiến Di Lăng, Gia Cát Cẩn là anh Gia Cát Lượng từng có
               thư khuyên Lưu Bị lui quân. Có người phao tin nói Gia Cát Cẩn “thông với
               nước ngoài”. Và theo lời chú dẫn Giang Biểu truyện của Bùi Tùng Chi, sự
               việc trở nên ầm ĩ (truyền ra ngoài), ngay như Lục Tốn cũng cảm thấy khó
               chịu, kiến nghị Tôn Quyền tìm cách dập tắt tin đồn. Tôn Quyền một mặt nói

               rõ, “Cô và Tử Du có lời thề sống chết bên nhau”, Tử Du sẽ không phản cô, cô
               cũng vậy không hề phản Tử Du. Đồng thời Tôn Quyền còn có thư gửi Lục
               Tốn, cô và Tử Du đã nhiều năm “tình như cốt nhục”, hiểu rõ Tử Du là người
               “không làm điều trái đạo, không nói lời phi nghĩa”. Nhớ năm nào khi ngài
               Khổng Minh sang sứ nước ta, cô muốn Tử Du giữ Gia Cát Lượng lại (chọc
               phá đối phương), cô nói với Tử Du, em phải theo anh, xưa nay vẫn vậy! Nếu
               Khổng Minh ưng thuận, cô sẽ nói rõ với Lưu Huyền Đức. Biết Tử Du nói gì

               không? Tử Du nói, xá đệ đã theo Lưu Dự Châu thì sẽ “không hai lòng”. Xá
               đệ sẽ không ở lại đâu, giống như tại hạ sẽ không bao giờ chạy sang với Lưu
               Dự Châu. Thấy chưa, lòng thành đó đã được thần thánh chứng giám! Vì vậy,
               cô đã trao hết số thư cáo giác đó cho Tử Du. Lá thư này của khanh cô cũng sẽ
               gửi đi, để Tử Du là “thần giao”, sẽ không có lời đường mật nào li gián nổi.

                  Rõ ràng là “dùng người thì không nghi ngờ”. Đó cũng là nguyên tắc cơ bản
               trong cách dùng người. Nhưng Tôn Quyền có điều hay riêng của mình, tức là
               “ngôn hành theo kế” và “tình như cốt nhục”. Tôn Quyền với Gia Cát Cẩn là
               “tình như cốt nhục”, với Chu Du, Chu Thái “tình như cốt nhục”, mạc phủ

               tướng quân của Tôn Quyền lẽ nào còn khác một gia đình? Tôn Quyền tín
               nhiệm ngoài lý tính ra (biết đối phương và tín nhiệm) còn có cả tình cảm nữa.
               Lúc Tôn Quyền biểu lộ tình cảm với Gia Cát Cẩn, lẽ nào những người khác
               lại không cảm nhận được những tình cảm đó? Và một khi tất cả đều cảm
               nhận được, lại không “bốn biển đều là anh em sao”? Thực tế đã có người từ
               nước khác, vì cảm động trước tình cảm của Tôn Quyền mà sau này trở thành

               trọng thân của Tôn Quyền như Phan Tuấn.
                  Phan Tuấn vốn là người của Lưu Bị, là một viên quan nhỏ. Lúc Quan Vũ
               bị giết đã theo Tôn Quyền. Theo lời chú dẫn Giang Biểu truyện của Bùi Tùng
   474   475   476   477   478   479   480   481   482   483   484