Page 481 - Phẩm Tam Quốc
P. 481

ngươi anh) Tôn Hưu bức chết hoặc đầu độc. Tôn Hưu giết em là Tôn Lượng,

               còn hoàng hậu và con của mình lại bị Tôn Hạo là con của anh trai Tôn Hoà
               giết chết. Nói xem, như thế là thế nào? Cha giết con (Tôn Quyền giết Tôn
               Bá), anh giết em (Tôn Hưu giết Tôn Lượng), cháu giết chú (Tôn Hạo giết
               Tôn Phấn), Tôn thất giết hoàng tộc (Tôn Tuấn giết Tôn Hoà), đó là “tình cốt
               nhục” chăng? Không! Là “cốt nhục giết lẫn nhau”.

                  Đó là việc trong gia đình. Lại nói tới việc triều đình. Tình hình triều đình
               Tôn Quyền về sau ra sao? Quân vương có bụng nghi kỵ, quần thần lo lắng
               kinh hãi. Vì sao vậy? Vì lúc này Tôn Quyền bắt đầu thống trị bằng đặc vụ.
               Giữa những năm Gia Hoà (Công nguyên năm 232 đến năm 237), tức là sau
               lúc  Tôn  Quyền  51  tuổi,  Tôn  Quyền  bắt  đầu  tín  nhiệm  quan  hiệu  sự  là  Lã

               Nhất. Hiệu sự còn gọi là điển hiệu, hiệu tào, hiệu lang, hiệu quan. Tào Ngụy,
               và Tôn Quyền đều có loại quan này. Theo lời giải thích trong Tam quốc chí
               tuyển chú thì người này là tai mắt của Hoàng đế, theo dõi việc làm và lời nói
               của quân dân, nói thẳng ra là đặc vụ. Lã Nhất là đặc vụ và là đặc vụ điên
               cuồng nhất – Cố Ung truyện nói: “Huỷ diệt đại thần, hại người vô cớ” – Bộ
               Trắc truyện nói: “Bới lông tìm vết, vu cáo trọng tội”. Nhưng Tôn Quyền lại
               nghe Lã, kết quả triều đình đều thấy nguy cấp. Theo Tam quốc chí – Thị

               Nghi truyện, một lần Lã Nhất vu cáo Điêu Gia nguyên là thái thú Giang hạ,
               đã phỉ báng triều đình. Tôn Quyền lập tức nổi giận, hạ ngục Điêu Gia, tra xét
               đồng đảng. Những người liên lụy đều rất sợ, đều nói Điêu Gia công kích ác
               độc triều đình, chỉ có Thị Nghi nói không nghe thấy. Tôn Quyền càng giận,
               bức hỏi càng gấp, tất cả sợ hãi đến hết hơi (quần thần sợ hãi không dám thở),

               Thị Nghi nói, dao đã kề cổ tôi còn dối trá gì nữa? Không nghe thì bảo là
               không nghe, vậy thôi! Lúc này Tôn Quyền mới thả Điêu Gia. Khó mà tưởng
               tượng nổi, nếu không có Thị Nghi thì vô duyên vô cớ một cái đầu nữa đã lìa
               khỏi cổ!

                  Thực tế thì sau này Tôn Quyền quá mẫn cảm, nghi thần nghi quỷ, buồn vui
               thất thường. Như danh sĩ Ngu Phiên suýt nữa đã bị Tôn Quyền giết, chỉ vì
               trong tiệc dám giả vờ say (xem Tam quốc chí – Ngu Phiên truyện). Thái tử
               thái phó Trương Ôn trước khi sang sứ nước Thục, Tôn Quyền “rất coi trọng”.
               Sau khi về nước, không hiểu vì sao Tôn Quyền sinh nghi, nghi Trương Ôn
               “tư thông với nước ngoài”, còn ghen tị vì người này “danh tiếng quá lớn” và

               cho rằng “không thể dùng được nữa” rồi bằng trăm phương ngàn kế tìm ra sở
               hở để trị. Nhân có vụ án liên can đến Trương Ôn, Tôn Quyền cho bắt Trương
               Ồn giam vào đại ngục, sau đó thì trừng phạt bằng cách cho làm lao dịch ở
               huyện nhà (xem Tam quốc chí – Trương Ôn truyện). So với lúc trẻ; thời kỳ
   476   477   478   479   480   481   482   483   484   485   486