Page 483 - Phẩm Tam Quốc
P. 483

§46. ĐỜI NGƯỜI NÓNG LẠNH

                  Trương Chiêu và Lục Tốn là hai vị trọng thần của Tôn Quyền, từng lập
               công lớn cho Tôn Quyền. Nhưng cuối đời hai người lại không may. Trương

               Chiêu  bị  lạnh  nhạt,  Lục  Tốn  bị  bức  tử.  Vậy  đằng  sau  sự  kiện  này  đã  có
               nguyên nhân chính trị hoặc bối cảnh thời đại nào chăng? Hãy từ đời người
               nóng lạnh của Trương Chiêu và Lục Tốn xem có nhìn ra được điều gì không?
                  Ở tập trước chúng ta đã bàn tới cách dùng người của Tôn Quyền. Bàn tới

               vấn đề này không thể không nói tới Trương Chiêu và Lục Tốn. Chúng ta đều
               biết, võ tướng quan trọng nhất là Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông, Lục Tốn; văn
               thần quan trọng nhất là Trương Chiêu, Cố Ung. Có điều ba vị trước tuổi thọ
               không nhiều. Chu Du 36 tuổi; Lỗ Túc 46 tuổi; Lã Mông 42 tuổi. Tuổi thọ của
               Trương Chiêu và Lục Tốn tương đối dài, Trương Chiêu 81 tuổi, Lục Tốn 63
               tuổi. Nhưng hai người này về cuối đời lại không may, thậm chí có thể nói

               Lục Tốn chết không phải do mệnh. Phần trước đã nói, Tôn Quyền là người
               luôn trọng tình nghĩa, luôn luôn thể hiện “tình cốt nhục” với người khác. Vậy
               vì sao Tôn Quyền lại xử sự với Trương Chiêu và Lục Tốn như vậy?
                  Nói về Trương Chiêu trước.

                  Trương  Chiêu  là  đại  công  thần  của  Tôn  Quyền.  Nhớ  lại  năm  đó  nếu
               Trương Chiêu không “cùng quần thần thề phò tá” thì địa vị của Tôn Quyền

               không thể vững được. Trương Chiêu còn là đại quản gia của Tôn Quyền. Nếu
               năm đó không thu xếp ổn thoả mọi việc trong cũng như ngoài thì việc của
               Tôn Quyền đã không thành. Lúc Tôn Quyền vừa thay thế, Trương Chiêu đã
               dâng biểu lên triều đình (dâng biểu lên Hán thất), ban bố công văn tới các
               quận, huyện (dưới đến thuộc thành), còn mệnh lệnh các thuộc tướng, quan
               viên phải có mặt ở vị trí (trong ngoài tướng hiệu, tất cả tại chức), có khác gì
               một tể tướng? Vì vậy, lúc Tôn Quyền xưng đế, gần như mọi người đều coi
               Trương Chiêu là tể tướng (mọi người bàn là Chiêu) kết quả Tôn Quyển lại bổ

               nhiệm Tôn Thiệu. Tôn Thiệu người Bắc Hải. Lúc Khổng Dung làm tướng
               Bắc Hải, Tôn Thiệu là công tào của Khổng Dung, về sau lại theo Lưu Do
               xuống phía nam, là “tân khách Tôn Quyền, nhưng chưa hề có cống hiến gì
               đột  xuất,  tài  hoa  cũng  chưa  thấy,  chỉ  biết  Khổng  Dung  gọi  Tôn  Thiệu  là
               “người giữ miếu”, nhưng cũng chẳng có một chứng cớ nào. Mọi người lấy

               làm khó hiểu khi thấy Tôn Thiệu là thừa tướng. Theo Tam quốc chí – Trương
               Chiêu truyện, Tôn Quyền giải thích, nay nhiều việc, chức lớn thì trách nhiệm
               cũng lớn. Nếu để Trương công là thừa tướng thì còn gì là ưu đãi (không phải
               là ưu đãi), về sau khi Tôn Thiệu mất, mọi người lại tiến cử Trương Chiêu
   478   479   480   481   482   483   484   485   486   487   488