Page 482 - Phẩm Tam Quốc
P. 482
đầu hay “tình như cốt nhục” thì Tôn Quyền lúc này như biến thành người
khác. Vì vậy trong Tam Quốc sử thoại tuỳ bút, ngài Nghiêm Lãnh nói, e Tôn
Quyền đã mắc bệnh si, bệnh ngớ ngẩn của người già.
Đương nhiên đó là lời nói đùa. Đằng sau chuyện của Ngu Phiên, Trương
Ôn còn có nguyên nhân chính trị vô cùng phức tạp, sau này sẽ nói tỉ mỉ hơn.
Nhưng chế độ quân chủ vẫn là nguyên nhân cơ bản. Chế độ quân chủ là chế
độ gia trưởng mở rộng, Tôn Quyền có tác phong gia trưởng điển hình. Những
người này luôn coi mình là độc tôn, thường trở mặt với mọi người. Trên thực
tế, cái gọi là “hùng lược chi chủ” xưa nay vẫn thế, nhất là vào những năm
cuối cùng. Như Tào Tháo, Lưu Bang và cả Câu Tiễn trước kia đều là vậy.
Trần Thọ nói trong lời bình về Ngô chủ truyện, Tôn Quyền “anh tài kỳ lạ như
Câu Tiễn”, một lời mà có hai mặt. Thực tình thì Tôn Quyền rất giống Câu
Tiễn, có thể nhẫn nhịn gánh vác, cũng có thể trở mặt với người khác. Đó là
đặc điểm chung của loại người này, mặc dù họ một người là Việt vương, một
người là Ngô đế.
Huống hồ, con người Tôn Quyền rất hay nghi ngờ, Trần Thọ nói “tính đa
nghi, ưa giết chóc”, càng về cuối đời lại càng nghiêm trọng (càng về sau càng
trở nên nghiêm trọng). Không có gì là lạ. Bất kỳ sự vật nào cũng có hai mặt,
bất kỳ đặc điểm nào cũng như dao hai lưỡi. Tôn Quyền rất trọng tình cảm,
nhưng người ta đa tình thì hay đa nghi, tình trời luôn đi đôi với hận biển.
Tình sâu hận cũng nặng, vì vậy “Tình như cốt nhục” và “ưa giết chóc” chỉ là
hai mặt sấp ngửa của đồng tiền. Vì vậy Tôn Quyền trở nên ghê gớm, cũng là
hợp lý, kể cả việc Tôn Quyền lạnh nhạt với Trương Chiêu, bức chết Lục Tốn.
Vì sao hai vị trọng thần này bị đãi ngộ bất công đến như vậy?