Page 477 - Phẩm Tam Quốc
P. 477

Trương Phi, trước sau xuyên suốt qua chữ “nghĩa”, bên phía Tôn Quyền thì

               tình cảm là màu sắc nồng hậu nhất. Trong Chu Du truyện nói, lúc Chu Du
               qua đời, Tôn Quyền “mặc tang phục cử lễ tang, người người đều cảm động”,
               Tôn Quyền đến tận Vu Hồ nhận linh cữu. Mãi về sau, Tôn Quyền không thể
               quên được Chu Du, nói Chu Du đã có công đánh bại Tào Tháo, đoạt Kinh
               châu, vì vậy “cô nhớ Công Cẩn, lẽ nào quên được” (Đó là sự hàm ơn, nhớ
               chuyện cũ, tình cảm vô cùng).

                  Tôn Quyền đối với Lỗ Túc, Lã Mông cũng vậy. Theo Lỗ Túc truyện, lúc
               Lỗ Túc qua đời, Tôn Quyền “cử ai” và “tham gia chôn cất”. Lã Mông truyện
               nói, lúc Lã Mông bệnh nặng, Tôn Quyền đón Lã Mông vào trong điện, tìm
               danh y khắp nơi đến cứu chữa. Lúc đó, bệnh của Lã Mông phải được châm

               cứu. Mỗi lần kim châm, Tôn Quyền đều thấy đau đớn (khi châm kim, Quyền
               thấy đau đớn). Tôn Quyền muốn xem sắc thái của Lã Mông như thế nào,
               nhưng lại sợ như vậy Lã Mông phải hành lễ, phải vất vả, đành phải chọc lỗ ở
               trên tường, lén nhìn sang. Thấy Lã Mông ăn được chút gì đó thì Tôn Quyền
               mặt mày rạng rỡ. Nếu Lã Mông không ăn được, Tôn Quyền liền thở ngắn
               than dài, suốt đêm trằn trọc. Thế chẳng phải như đối với người thân sao?

                  Bộ ba của Tôn Quyền đều có cảm giác đó, ít ra cũng được như Chu Du.
               Chu Du nói quan hệ của mình với Tôn Quyền “ngoài là nghĩa vua tôi, trong
               là tình cốt nhục”. Đó là lời Chu Du nói với Tưởng Cán. Theo chú dẫn Giang

               Biểu truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Chu Du truyện, Tưởng
               Cán  đẹp  người,  tài  mạo  song  toàn,  “có  nghi  dung,  tài  biện  luận,  cả  vùng
               Giang Hoài không ai bì kịp”, Tưởng Cán người Cửu Giang, Chu Du ở Lư
               Giang. Bấy giờ Cửu Giang và Lư Giang đều thuộc Dương châu, hai người coi
               là đồng hương. Đồng hương gặp đồng hương, hai mắt ứa lệ. Tào Tháo liền cử
               Tưởng Cán làm thuyết khách. Theo Tư trị thông giám, thời gian cụ thể là vào
               năm Kiến An thứ XIV, không thể có cái gọi là đạo sách. Cụ thể là sau thất bại

               ở trận chiến Xích Bích, Tào Tháo biết Chu Du là nhân vật lợi hại, mới có
               bụng sách phản, muốn để Tưởng Cán đến lôi kéo Chu Du.
                  Chu Du biết rõ bụng dạ của Tào Tháo. Vì vậy, lúc Tưởng Cán vừa đến

               doanh trại, Chu Du đứng ở cửa đã cười ầm lên, nói: Tử Dực thực vất vả!
               Đường sá xa xôi tới đây, để làm thuyết khách cho Tào Tháo phải không? Ba
               hôm sau, Chu Du còn đưa Tưởng Cán đi tham quan và mở tiệc khoản đãi.
               Trong tiệc, Chu Du nói với Tưởng Cán, nam tử hán đại trượng phu thực khó
               để có được “người chủ tri kỷ”, có thể “ngoài là nghĩa quân thần, trong là tình
               cốt nhục, cùng nhau lo liệu, hoạ phúc cùng hưởng”. Có được buổi quân thần
   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482