Page 475 - Phẩm Tam Quốc
P. 475
lời đầy lý lẽ, nghĩa tình chân thành”. Tôn Quyền vô cùng tán thưởng, nói với
Phí Y, trên đời này, ngài là người đức tài đầy đủ (thiên hạ hiền minh) nhất
định sẽ trở thành rường cột của nước Thục (tất là bầy tôi chủ chốt của triều
Thục), từ nay e sẽ khó được gặp lại.
Phí Y đã đấu lại với quần nho ra sao, không thấy ghi trong Phí Y truyện.
Nhưng lời chú dẫn Khắc biệt truyện của Bùi Tùng Chi trong Gia Cát Khắc
truyện có ghi, còn là chuyện vui chưa từng nghe. Nghe nói lúc Phí Y vào
phòng tiệc, mọi người đang cúi đầu ăn uống, riêng Tôn Quyền đứng dậy ra
đón, trước đó Tôn Quyền đã vẫy gọi Phí Y. Vừa gặp mặt, Phí Y đã đọc bốn
câu thơ: “Phượng hoàng bay lượn, kỳ lân vất vả. Lừa kia vô tri, mải ăn những
gì”. Như vậy, bên phía Đông Ngô còn mặt mũi nào nữa! Thế rồi Gia Cát
Khắc cũng đọc luôn mấy câu: “Thích trồng Ngô đồng, chờ đón phượng
hoàng. Có con chim sẻ, cũng đến lượn lờ. Sao không bắn ngay, chốn cũ đuổi
về”, coi là sự trả miếng. Ở đây, Phí Y chỉ cười cợt quần thần Đông Ngô (họ
cũng “đáng bị như vậy”) và vẫn giữ sĩ diện cho Tôn Quyền (kỳ lân vất vả), về
cách điệu rõ ràng là hay hơn Gia Cát Khắc.
Loại “Khẩu thuỷ chiến” như thế này là chuyện thường tình trong lịch sử
ngoại giao của Ngô – Thục, không trở ngại gì đến tình cảm bang giao giữa
hai nước. Đây chỉ là một “bông hoa”, không phải là nội dung đàm phán ngoại
giao. Sứ Ngô Phí Y nhất định sẽ còn nhiều biểu hiện tinh tế hơn, Tôn Quyền
hết sức tán thưởng. Theo chú dẫn Phí biệt truyện của Bùi Tùng Chi trong Phí
Y truyện, Tôn Quyền còn “tặng luôn cả bảo đao cầm trong tay”. Một việc
làm hết sức tình cảm. Trung Quốc xưa có câu nói, bảo đao tặng liệt sĩ, hàng
cốt bán cho người sành. Quân nhân tặng nhau vũ khí, bước đầu coi nhau như
hảo hán. Huống chi một nguyên thủ quốc gia tặng sứ thần nước ngoài và tặng
phẩm lại là thứ vũ khí đeo trên người. Điều đó bao hàm rất nhiều ý nghĩa: là
kính trọng, tán thường, tín nhiệm. Phí Y vô cùng xúc động. Phí Y nói, thần
tài đức gì mà được coi trọng nhường ấy? Có điều, đao, dùng để “đánh kẻ
chưa phục, câm bạo loạn”, vậy cung kính không bằng tuân lệnh. Mong đại
vương “xây dựng nghiệp lớn, cùng hưởng với Hán thất”. Thần tuy ngu muội,
nhưng nhất định sẽ không phụ sự trông đợi của đại vương.
Ở đây, chúng ta thấy rõ đặc điểm dùng người của Tôn Quyền, tức là “bằng
tình cảm”. Với mười hai chữ, tôi có thể khái quát được đặc điểm dùng người
của những vị lãnh đạo chủ yếu trong thời Tam Quốc (bao gồm cả Gia Cát
Lượng, thực thế chỉ là hạt nhân lãnh đạo, không phải quân chủ): Tháo lấy trí,
Quyền lấy tình, Bị lấy nghĩa, Lượng lấy pháp. Tức là, Tào Tháo dựa vào trí