Page 470 - Phẩm Tam Quốc
P. 470
Tần làm đế”. Nhưng là một nhà chính trị thì không thể chỉ nghĩ đến danh dự
đạo đức của cá nhân mà phải nghĩ tới đại thế thiên hạ và lợi ích đất nước.
Trên thực tế thì ngay như Gia Cát Lượng có lúc cũng phải biến hoá. Theo chú
dẫn Hán Tân Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Gia Cát
Lượng truyện, thời Thục Hán năm Kiến Hưng thứ VII (Công nguyên năm
229), Tôn Quyền xưng đế, đã phái sứ giả đến Thục Hán, mong muốn “hai đế
cùng tồn tại”, tức là nước Ngô thừa nhận Thục đế là Hoàng đế, nước Thục
cũng thừa nhận Ngô đế là Hoàng đế và đều không thừa nhận Ngụy đế là
hoàng đế. Kết quả là triều đình Thục Hán đã bàn luận sôi nổi. Và theo đạo
đức truyền thống thì, trời không thể có hai mặt, người không thể thờ hai vua,
vậy làm sao có đến hai Hoàng đế trong thiên hạ? Vì vậy tất cả nhất trí chủ
trương (người người không nên) tuyệt giao với Ngô (xoá bỏ liên minh).
Nhưng Gia Cát Lượng đã ngược lại, chủ trương thừa nhận Ngô đế, vì Thục
Hán cần có sự “giúp đỡ của phía đó”. Rõ ràng, điều mà Gia Cát Lượng suy
nghĩ không phải là hai chữ “đại nghĩa” chung chung mà suy nghĩ đến lợi ích
của đất nước một cách thực tế. Quan trọng là Gia Cát Lượng đã nêu rõ một
điều, quyết sách chính xác của nhà chính trị kiệt xuất phải “quyền thông biến
hoá, nhìn xa trông rộng”, tuyệt không phải “nỗi bực của kẻ thất phu”. Cũng
tức là, nhà chính trị cần phải biết thời rõ thế (ứng quyền), nhìn thời mà biến
hoá (thông biến), mưu sâu kế xa (nghĩ rộng), nghĩ tới lợi ích cơ bản, lợi ích
lâu dài của nhân dân đất nước (lợi ích xa) không cần sự bực dọc của thất phu,
không cần chủ nghĩa giáo điều. Lời nói rất hay! Mấy lời nói của Gia Cát
Lượng khiến cho kẻ “thất phu phẫn nộ” kia có thể nghỉ được rồi.
Thực tế thì Tôn Quyền đã “nhìn thời thế mà biến hoá, nghĩ đến lợi ích lâu
dài”. Tôn Quyền tuy phải khom lưng uốn gối với Ngụy, có sự so sánh không
xác đáng lắm, là “bán nghệ nhưng không bán thân”, nhưng bản thân vẫn là
bản thân, giữ được nguyên tắc, giữ được đường lối. Ví dụ Tào Ngụy nhiều
lần muốn Tôn Quyền cho con cái đến kinh thành làm con tin, nhưng Tôn
Quyền đâu có nghe. Rõ ràng không phải là thực bụng quy thuận, Ngô chủ
truyện, “ngoài công việc ra, thành tâm là không thực”. Đây không phải là trò
hai mặt, mà là bất đắc dĩ. Và Tôn Quyền còn công khai sự “không thành tâm”
của mình. Theo Tam quốc chí – Ngô chủ truyện, sau khi tiếp nhận phong
hiệu Ngô vương, Tôn Quyền phái đô uý Triệu Tư sang sứ nước Ngụy. Vừa
có mặt, Tào Phi đã hỏi Triệu Tư, “Ngô vương là loại chủ thế nào?” Triệu Tư
nói: “Là chủ thông minh, nhân trí và hùng lược”. Tào Phi cảm thấy thú vị, hỏi
tỉ mỉ hơn, Triệu Tư cứ giải thích từng chữ một (nhận Lỗ Túc giỏi giang là
thông vậy; phái Lã Mông ra trận là minh vậy; thu Vu Cấm và không hại là