Page 465 - Phẩm Tam Quốc
P. 465

đáng. Có thể đây là tâm tư của Tôn Quyền. Không tin thì hãy xem niên hiệu

               của Tôn Quyền nói lên điều gì? Hoàng Võ. Rõ ràng đây là Hoàng Sơ của Tào
               Phi thêm Chương Võ của Lưu Bị. Sau này khi xưng đế, niên hiệu của Tôn
               Quyền  là  “Hoàng  Long”  (lúc  này  niên  hiệu  của  Thục  là  Kiến  Hưng,  của
               Ngụy là Thái Hoà). Ý nghĩa thực rõ ràng: quả nhân khác gì cá chép đã vượt
               long môn, đành phải thế thôi!

                  Đó là Tôn Quyền. Tôn Quyền đi đường khác với Tào Tháo và Lưu Bị. Đại
               sư sử học, ngài Tiễn Bá Tán nói rất hay, Tào Tháo “coi hoàng bào như áo
               thường”. Từ đây, chúng ta có thể nói: Lưu Bị, coi áo thường là hoàng bào để
               mặc; Tôn Quyền mặc trái hoàng bào. Hoặc nói, Tôn Quyền tự may hoàng bào
               cho mình và lộn trái ra mặc. Chờ lúc thời cơ chín muồi, thật thuận tiện mới

               mặc mặt phải ra ngoài. Trần Thọ nói, Tôn Quyền “có cái hay của Câu Tiễn”
               (Bình Ngô chủ truyện), không còn gì chuẩn xác hơn. Mọi người nghĩ xem, lẽ
               nào Câu Tiễn lại là người có thể mặc áo trái? Có điều, áo Câu Tiễn mặc lại
               chính là vương bào!

                  Lúc này chúng ta đã có thể trả lời vấn đề đặt ra ở tập trước: Vì sao Tôn
               Quyền có thể được lão thần ủng hộ, người mới theo về, có thể được nhiều
               anh hùng hết sức phò tá? Là bởi Tôn Quyền có “cái hay của Câu Tiễn” là
               “anh tài kiệt xuất”. Không còn nghi ngờ gì, một người có thể may lấy hoàng
               bào, tự mặc hoàng bào thì đúng là người Chu Du, Lỗ Túc hy vọng phò tá.

                  Tôn Quyền đúng là một người như vậy?

                  Đúng. Trời phú cho con người Tôn Quyền có một số đặc thù. Tam quốc
               chí – Ngô chủ truyện dẫn lời Lưu Uyển, Tôn Quyền “hình mạo kỳ vĩ, cốt thể
               bất thường”. Thế nào là “cốt thể bất thường”? Lời chú dẫn Hiến đế Xuân Thu
               của Bùi Tùng Chi nói, “dài trên ngắn dưới”. Thế nào là “hình mạo kỳ vĩ”?
               Chú dẫn Giang Biểu truyện nói “Di vuông miệng lớn, mắt sáng lung linh”.
               Di, là hai bên má. “Di vuông, miệng lớn” có vẻ là uy vũ hùng tráng, “mắt

               sáng lung linh” tức là trong mắt có thần. Tính cách của Tôn Quyền cũng rất
               tốt, “rộng rãi, nhân từ và hào hiệp”. Điều quan trọng nhất, từ rất sớm Tôn
               Quyền đã tham dự chính sự cùng Tôn Sách (cùng bàn mưu kế), Tôn Sách
               luôn kinh ngạc về những phát biểu của Tôn Quyền (Sách thường thấy lạ, cho
               rằng mình không bằng). Vì vậy, Tôn Sách để Tôn Quyền luôn đi theo bên
               mình và mỗi lần gặp gỡ quần thần Sách luôn quay lại nói với Quyền, người
               anh em, sau này các vị đây sẽ là đại tướng của ngươi.

                  Tôn Sách không nhìn nhầm Tôn Quyền. Chúng ta đều biết, Tôn Quyền
               thay thế lúc mới mười tám tuổi, đang độ khí huyết phương cương lại sẵn có
   460   461   462   463   464   465   466   467   468   469   470