Page 463 - Phẩm Tam Quốc
P. 463
Tôn Quyền không thể chăng? cũng vị tất. Tháng mười năm Kiến An thứ
XXV (Công nguyên năm 220), Tào Phi xưng đế, đổi hiệu là Hoàng Sơ. Nửa
năm sau, tháng tư niên hiệu Ngụy Văn đế Hoàng Sơ năm thứ II (Công
nguyên năm 221), Lưu Bị xưng đế, đổi hiệu là Chương Võ. Nếu lúc này Tôn
Quyền cũng làm thế thì chẳng có gì là không được. Ngay như A Q cũng biết,
hoà thượng sờ được, sao ta không sờ được? Vả lại Đại Hán mất thì đã mất
rồi, bạn không xưng đế thì sẽ xưng thần với ai đây? Sau khi Lưu Bị xưng đế
được bốn tháng, Tôn Quyền chọn “xưng phiên” với Tào Phi (vào tháng tám
năm Hoàng Sơ thứ II), còn phái sứ giả đến, tỏ rõ sự thần phục, trả tướng
Ngụy bị bắt là Vu Cấm. Và sau ba tháng (tháng mười một Hoàng Sơ năm thứ
II), Tôn Quyền được Tào Phi sắc phong là Ngô vương. Lần thứ nhất đã bỏ
qua cơ hội xưng đế.
Lần thứ hai là tháng tư năm Hoàng Võ thứ II (Công nguyên năm 223),
Hoàng Võ là niên hiệu của Đông Ngô. Trước lúc Tào Phi xưng đế, về danh
nghĩa vương triều Đại Hán vẫn còn, nên mọi người phải dùng niên hiệu của
Hán Hiến đế. Sau khi xưng đế, Tào Phi và Lưu Bị dùng niên hiệu của mình
như Hoàng Sơ và Chương Võ. Tôn Quyền tuy chưa xưng đế, nhưng được
phong là Ngô vương, là vương quốc độc lập, nên đến năm thứ hai thì đổi niên
hiệu là Hoàng Võ. Tức là sau khi Hán Hiến đế bị hạ bệ thì không còn niên
hiệu chung. Để có một thái độ chung với ba nước, mỗi khi nói nước nào, tôi
sẽ dùng niên hiệu của nước đó. Tuy có phiền hà cho độc giả, nhưng cũng
chẳng còn cách nào khác. Đằng sau từng niên hiệu còn ghi ngày theo dương
lịch, có thể giúp mọi người thoát được cảnh mơ hồ.
Theo Tam quốc chí – Ngô chủ truyện, vào tháng tư năm Hoàng Võ thứ II,
quần thần có lời khuyên Tôn Quyền làm Hoàng đế, Tôn Quyền đã cự tuyệt
(Quyền không theo). Nhìn chung trong lịch sử, mỗi khi các nhân vật cỡ lớn
xưng “Tôn hiệu” là vương hay là đế, đều do người dưới có lời khuyên, còn
mình thì từ chối và từ chối. Như Tào Tháo từ chối tới ba lần. Lưu Bị không
chịu xưng đế, Gia Cát Lượng có lời khuyên. Nhưng lần này Tôn Quyền
“không theo”, không phải giả vờ, mà là thực bụng không đồng ý. Theo lời
chú dẫn Giang Biểu truyện của Bùi Tùng Chi, Tôn Quyền không đồng ý vì
thấy không nỡ. Tôn Quyền nói, vương triều Đại Hán suy bại đến nước này
(nhà Hán đổ vỡ), quả nhân không cứu được (không thể cứu giúp), còn bụng
dạ nào mà tranh giành?
Đương nhiên đúng là dối trá, quỷ cũng không tin. Nếu thực bụng vì Hán
thất thì vì sao lại nhận phong hiệu của “giặc Tào”? Nếu đúng là vì tiết nghĩa