Page 459 - Phẩm Tam Quốc
P. 459

Đông Thành nay là đông nam huyện Định Viễn, An Huy, vì vậy Lỗ Túc là

               “người Giang Tây”, không phải là “người Giang Đông”, về điều này, Lỗ Túc
               giống các tướng lĩnh Hoài Tứ, cùng thứ ngôn ngữ với Chu Du. Lỗ Túc xuống
               miền Nam theo Chu Du, nên là “tân khách ngụ cư”, về điều này, Lỗ Túc
               giống các Bắc sĩ lưu vong, cùng thứ ngôn ngữ với Trương Chiêu. Lỗ Túc cự
               tuyệt sự sắp đặt của Viên Thuật, nên lập trường chính trị lại giống với sĩ tộc
               Giang Đông, có thể có cùng một tiếng nói với họ. Trong tập đoàn Tôn thị xưa
               nay chưa hề có ai cùng lúc có ba thân phận như vậy. Tôn Quyền muốn điều

               hoà “ba màu” trên “bản đồ chính trị của mình”, nên rất cần loại người này.
               Tất nhiên, chưa hẳn Lỗ Túc đã có được tác dụng như vậy, nhưng việc Lỗ Túc
               đến tham gia, ít ra cũng có ý nghĩa tượng trưng.

                  Thứ đến là thời cơ. Phần trên đã nói, sĩ tộc Giang Đông luôn bài xích tập
               đoàn Tôn thị; Bắc sĩ lưu vong luôn giữ thái độ bảo lưu. Lỗ Túc là “tân khách
               ngụ cư”, cùng với họ, xem thường tập đoàn Lưu thị. Chúng ta đều biết, lúc
               Chu Du vượt sông sang đông, Lỗ Túc cũng vượt sông, nhưng khi đến Giang
               Đông, Lỗ Túc không theo Tôn Sách. Lời chú dẫn Ngô thư của Bùi Tùng Chi
               nói, Lỗ Túc đã gặp Tôn Sách. Ngài Miêu Việt cho rằng không phải thế. Sự
               thực, lúc đến Khúc A (nay là thị trấn Đan Dương, Giang Tô), Lỗ Túc đã dừng

               lại (cả nhà ở lại Khúc A). Khúc A là trị sở của Lưu Do được triều đình cử đến
               làm Dương châu mục, là vùng đất có nhiều ý nghĩa. Trị sở của Dương châu
               vốn ở Thọ Xuân (nay là huyện Thọ, An Huy). Lúc Viên Thuật chiếm Thọ
               Xuân, Lưu Do đành phải dời trị sở về Khúc A “Giang Đông”. Lập tức hình
               thành hai Dương châu, là Giang Đông (Giang Nam) và Giang Tây (Giang

               Bắc). Nói về phái hệ thì Tôn Sách thuộc “Giang Tây Dương châu”. Lỗ Túc
               ngụ ở trị sở “Giang Đông Dương châu” có ý nghĩa chính trị gì không, chúng
               ta chưa rõ. Sau khi Tôn Sách qua đời, Lỗ Túc không nghĩ chuyện về với Tôn
               Quyền, đó là sự thực. Lỗ Túc chuẩn bị đến với một người là Trịnh Bảo theo ý
               của Lưu Tử Dương (một người bạn của Lỗ Túc). Trịnh Bảo là ai? Không
               biết. Xem ra cũng không phải là người ghê gớm gì. Lỗ Túc tình nguyện sang
               với Trịnh Bảo, không đến với Tôn Quyền, rõ ràng là chưa biết gì về Tôn
               Quyền.

                  Nhưng  cuối  cùng  thì  Lỗ  Túc  đã  đến  với  Tôn  Quyền,  rõ  ràng  là  có  lời
               khuyên của Chu Du cộng với sự đồng ý của chính Lỗ Túc. Theo tôi, trước đó

               Lỗ Túc đã phải suy nghĩ nhiều, không phải đơn thuần “Túc nghe lời khuyên”.
               Lời khuyên đó chỉ có thể là một tín hiệu, cho hay “tân khách ngụ cư” đã thừa
               nhận  Tôn  Quyền,  thậm  chí  có  thể  theo  tới  đó.  Tục  ngữ  có  câu,  đến  sớm
               không bằng đến đúng lúc. Với Tôn Quyền, Lỗ Túc đến như là trong tuyết có
   454   455   456   457   458   459   460   461   462   463   464