Page 454 - Phẩm Tam Quốc
P. 454
miền tây có Lưu Biểu “có hơn mười vạn quân, cách đó chừng mấy ngàn
dặm”, ngồi nhìn hai hổ đấu nhau, hai quân Tào và Viên đang phô diễn. Đại
tướng Hoàng Tổ thủ hạ của Lưu Biểu, người có cha bị anh em Tôn Sách giết
hại, lúc này cũng đang hầm hè ờ Giang Hạ. May sao Lưu Biểu không phải
hùng kiệt, thiếu chí lớn, nếu không, một khi Tôn Sách mất, Hoàng Tổ đã
đánh thẳng tới đó.
Tôn Quyền – người thay thế lúc đó, có thể nói “tuổi nhỏ, thế cô, nội loạn,
ngoại hoạ”. Xa có địch mạnh (Tào Tháo), gần có thù đời (Lưu Biểu), trong
còn loạn lạc (sĩ tộc Giang Đông không phục), chưa có công gì (giang sơn
không phải tự mình đoạt được), cái nhận được chỉ là miếng khoai nước rát
lưỡi. Có phần giống như Gia Cát Lượng tiếp nhận chính quyền Thục Hán,
viễn cảnh không mấy lạc quan. Lúc nói tới Thục Hán, tôi đưa ra mười sáu
chữ: Lưu Bị dựng nước, cơ sở không vững; Di Lăng bại trận, núi rung đất
động. Mấy chữ này cũng thích hợp với Tôn Quyền: Tôn thị vào Ngô, cơ sở
không vững; anh cả vừa mất, núi rung đất động. Vì vậy, trong Ngô chủ
truyện hay trong Trương Chiêu truyện của Tam quốc chí đều nói, lúc đó Tôn
Quyền đã khóc hết nước mắt. Tiếng khóc kinh hãi, vừa lo lắng vừa bi thương.
Gia Cát Lượng trở thành nhà chính trị lão luyện khi tiếp nhận chính quyền
Thục Hán, còn Tôn Quyền lúc này mới vị thành niên, không khóc sao được?
Nhưng họ đã thành công. Gia Cát Lượng thành công vì biết liên Ngô
chống Ngụy, lấy thủ để công, trị nước theo phép, yên nội nhiễu ngoại, xử lý
đúng đắn hàng loạt những mâu thuẫn trong lẫn ngoài. Vậy vì sao Tôn Quyền
cũng thành công?
Mọi người thường nói, Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi, Lưu
Bị có nhân hoà. Thực đáng ngờ, vì đây là lời các tiểu thuyết gia. Tào Tháo có
thiên thời đúng không? Từ lâu đã có người hoài nghi. Lưu Bị có nhân hoà
đúng không? Theo tôi, chưa chắc. Thế nào là “thiên thời”? Là xu thế phát
triển của xã hội. Xu thế phát triển lúc đó như thế nào? Giai cấp địa chủ sĩ tộc
sẽ trở thành vai chính trên vũ đài chính trị. Tào Tháo đại biểu cho xu thế đó
chăng? Không. Tư Mã Ý đại diện cho xu thế đó. Tào Tháo đại diện cho giai
cấp đó chăng? Cũng không. Viên Thiệu là người đại diện cho giai cấp đó. Đã
vậy, sao lại nói Tào Tháo “có thiên thời”?
Chắc gì Lưu Bị đã có “nhân hoà”. Lúc đầu là có. Lưu, Quan, Trương thân
như anh em; Gia Cát Lượng Bàng Thống, Pháp Chính hết lòng phò tá. Nhưng
sau này thì khó nói, “đấu tranh nội bộ” luôn nổ ra, Lý Nghiêm bị phế, Bành
Dạng bị giết, ngay cả con nuôi là Lưu Phong cũng bị ban tội chết, Ngụy Diên