Page 452 - Phẩm Tam Quốc
P. 452

không có cơ sở vững chắc”. Có chứng cứ về mấy điều đó. Tam quốc chí –

               Ngô chủ truyện, nói rất rõ, lúc bấy giờ tập đoàn Tôn thị chỉ khống chế được
               năm quận ở Giang Đông: Cối Kê, Ngô quận, Đan Dương, Dự Chương, Lư
               Lăng và ngay cả ở những vùng này, số “sơn tặc” lánh mình nơi thâm sơn
               cùng cốc vẫn chưa thần phục (mấy nơi hiểm sâu chưa thần phục hết); số đại
               tộc thế gia rải rác khắp nơi (anh hào thiên hạ tại các châu, quận) cùng các
               nhân sĩ từ phương bắc đến lánh nạn, chỉ lo tới việc an nguy của mình (các
               nhân sĩ nhờ vậy chỉ lo việc an nguy) đều chưa coi anh em Ngô thị là vua chúa

               của mình (chưa có quan hệ quân thần bền chặt). Lời chú dẫn Ngô thư của Bùi
               Tùng Chi trong Tam quốc chí – Trương Chiêu truyện cũng nói, Tôn Sách vừa
               tạ thế (một khi nghiêng ngả), vùng Giang Đông có cớ tan vỡ (sĩ dân khốn
               đốn, mỗi người một ý). Theo chú dẫn Giang biểu truyện của Bùi Tùng Chi
               trong Tam quốc chí – Ngô chủ truyện, Lý Thuật thái thú Lư Giang khi đó còn
               làm phản. Sau khi Tôn Sách qua đời, Lý Thuật không những không thần phục

               Tôn Quyền (sau khi Sách mất, Thuật không làm việc với Quyền), còn chiêu
               hàng nạp phản, luôn chứa chấp những kẻ muốn phản lại Tôn Quyền (nhận lũ
               muốn phản). Như vậy, chẳng phải là “bang cơ sở không vững” sao? Bấy giờ,
               Tôn Quyền mới mười tám tuổi, khác gì đang ngồi trong chảo nóng.

                  Vì sao sự thể lại như vậy? Vì sao Tôn Sách vừa mất, vùng Giang Đông “sĩ
               dân khốn đốn, mỗi người một ý”? Ngô thư nói, chính quyền Tôn Sách xây
               dựng còn mới (ngày chưa nhiều), ân huệ tưới rải chưa sâu, khắp (ân trạch
               chưa khắp). Chưa nên tin vào mấy lời đó. Tác giả Ngô thư là Vi Diệu, thái sử
               lệnh nước Ngô đương nhiên là phải che đậy cho Tôn Sách. Nguyên nhân cơ

               bản là “bang không có cơ sở vững chắc” “nghiệp không có tích đức cơ bản”.
               Vì sao vậy? Bởi vì cái mà Tôn Sách xây dựng cũng giống như Thục Hán do
               Lưu Bị sáng lập, đều là chính quyền xây dựng bằng vũ lực, bao gồm nhiều
               người từ ngoài đến. Có người nói, Tôn thị vốn là người Ngô, người Ngô xây
               dựng chính quyền Ngô, đương nhiên là “chính quyền người Ngô”. Lời nói
               như đúng mà sai, thực ra không phải thế. Thứ nhất, Tôn gia tuy là người Ngô
               nhưng không phải là sĩ tộc, là hàn tộc. Nói như Trần Thọ là “cô vi phát tích”.
               Thứ hai, nơi Tôn Kiên phát tích không phải là Giang Đông (“Giang Nam”

               ngày nay), quân chủ lực cũng không phải “con em Giang Đông”, đều là “tinh
               binh Hoài, Tứ” chiêu mộ thành. Thứ ba, Tôn Kiên là bộ hạ của Viên Thuật và
               Viên Thuật có ác danh là “nghịch thần”, thế lực lại ở “Giang Tây” (nay là
               “Giang Bắc”). Viên Thuật là người “Giang Tây”, Tôn Kiên là bộ hạ của Viên
               Thuật đương nhiên cũng là người Giang Tây. Sĩ tộc Giang Đông không thừa

               nhận  Viên  Thuật  –  “giặc  lớn  của  đất  nước”,  người  ở  “Giang  Tây  Dương
   447   448   449   450   451   452   453   454   455   456   457