Page 448 - Phẩm Tam Quốc
P. 448
đã là Quảng Hán thái thú, lúc này Dương Hồng vẫn là thái thú Thục quận
(Hồng vẫn ở Thục quận). Vì vậy, nhân sĩ ở Ích châu lúc đó phục Gia Cát
Lượng biết tận dụng tài năng của từng người. Ngoài ra còn một số nhân sĩ ở
Ích châu cũng được Gia Cát Lượng tín nhiệm, trọng dụng, và họ cũng hết sức
kính trọng phục tài Gia Cát Lượng, như Trương Duệ người Thành Đô, Thục
quận…
Có điều, những cố gắng đó vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề một cách cơ
bản, và cũng chưa đủ để thay đổi đường lối tổ chức định sẵn của Lưu BỊ
(Kinh châu số một, Đông châu số hai, Ích châu số ba), càng không thể xoá bỏ
được sự ghen tị của tập đoàn Ích châu. Họ tính sổ rất rõ ràng: quả trứng dù có
to đến mấy mà nhiều người ăn, thì đến miệng cũng không được bao nhiêu,
huống hồ “phân lợi lại không đều”! Dưới thời Lưu Chương, họ là “thần dân
loại hai”. Lưu Bị vừa đến, họ đã biến thành “loại ba”, bằng lòng sao được?
Chi bằng cứ để Tào Ngụy thống trị.
Vậy thì Tào Ngụy đã đến và tập đoàn Ích châu không thể biến thành “thần
dân loại bốn”? Không thể. Vì Tào Ngụy muốn đoạt thiên hạ, không phải
chiếm Ích châu để làm vua. Hơn nữa, sau khi thay thế, Tào Phi thực hiện
“chế độ cửu phẩm trung chính”, tức là danh lưu các nơi tự đảm nhiệm “quan
trung chính” của quận, phụ trách tiến cử các nhân sĩ tại chỗ. Sĩ tộc Ích châu
được lợi. Quả nhiên, sau khi diệt Thục, Tư Mã Chiêu và tập đoàn Đông châu
về Trung Nguyên, thực hiện “người Thục trị Thục”. Lúc này tập đoàn Ích
châu mới cảm thấy họ phản đối Thục Hán là rất đúng.
Thứ hai, “Trị Thục quá nghiêm”. Mọi người đều biết, Gia Cát Lượng chấp
chính, thực hiện trị nước theo phép, hành lệnh nghiêm chỉnh, chấp pháp như
sơn. Làm thế là đúng, nhưng không tránh khỏi có một số người bất mãn.
Theo chú dẫn Thục ký của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Gia Cát
Lượng truyện có câu: “Lượng hình pháp gay gắt, hà khắc với bách tính, từ
quân tử đến tiểu nhân mang bụng oán thán”. Rất nhiều người không tán thành
cách nói này. Vì một là, Bùi Tùng Chi cho rằng số liệu này là không thực,
cách nói của Bùi Tùng Chi là “chưa nghe nói thiện chính lại khắc nghiệt”.
Hai là, Trần Thọ nói khác, trong lời bình Tam quốc chí – Gia Cát Lượng
truyện, ông nói: “Hình chính tuy nghiêm nhưng không người oán”, rõ ràng là
mâu thuẫn. Trong tình trạng đó, chúng ta tin chính sử, không tin dã sử, tức là
“người Thục không oán”.
Theo tôi, hai cách nói trên không mâu thuẫn. Vì Gia Cát Lượng trị Thục
tuy “nghiêm”, nhưng cơ bản của “nghiêm” là công bằng (đương nhiên, cũng