Page 447 - Phẩm Tam Quốc
P. 447

Vậy, Thục Hán đã mang tội gì với họ?

                  Có tới bốn điểm.

                  Thứ nhất, “chia lợi không đều”. Nếu biết những người phản đối Thục Hán
               là ai thì dễ dàng hiểu được điều này. Chu Thư người Lãng Trung, Ba Tây; Đỗ
               Quỳnh  người  Thành  Đô,  Thục  quận;  Tiều  Chu  người  Tây  Sung,  Ba  Tây,
               những người đã “loan tin phản động”. Ngoài ra còn có Bành Dạng từng tính
               chuyện sai trái, bị Gia Cát Lượng giết; Trương Dụ người Thục quận, từng

               khẳng định tướng Đông Hán chết, Lưu Bị để mất Kinh châu, về sau bị Lưu Bị
               giết; Đỗ Vi người Phù huyện, Tử Đồng, thời kỳ Lưu Bị đã giả câm giả điếc
               “đóng cửa không ra ngoài”, khó khăn lắm Gia Cát Lượng mới mời xuống
               núi, nhưng sau lại “cáo bệnh cũ xin về”. Rất rõ ràng, đều là những người ở
               Ích châu.

                  Lại  xem  những  người  được  Lưu  Bị,  Gia  Cát  Lượng  tín  nhiệm  và  trọng
               dụng, ngoài Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung, Triệu Vân còn có
               Bàng Thống người Tương Dương, Kinh châu; Pháp Chính người huyện Mi,
               Phù Phong; Hứa Tĩnh người Bình Hưng, Nhữ Nam; Mi Trúc người huyện
               Cừ, Đông Hải; Đổng Hoà người Chi Giang, Nam quận; Ngụy Diên người

               Nghĩa Dương, Kinh châu; Dương Nghi người Tương Dương, Kinh châu; Mã
               Tắc người Nghi Thành, Tương Dương; Tưởng Uyển người Tương Hương,
               Linh Lăng; Phí Y người huyện Minh, Giang Hạ; Khương Duy người huyện
               Ký, Thiên Thuỷ. Trong số này có người thuộc tập đoàn Kinh châu, có người
               thuộc tập đoàn Đông châu, đều không phải là người của Ích châu. Đương
               nhiên cũng có người ở Ích châu được tín nhiệm, như là Phí Thi người Nam
               An, Kiền Vi; Hoàng Quyền người Lãng Trung, Ba Tây; Vương Bình người

               Đãng Cừ, Ba Tây. Có điều, họ được tín nhiệm nhưng bị đánh giá thấp hoặc
               trước đó không được tín nhiệm (như Vương Bình) hoặc lại mất tín nhiệm
               (như Hoàng Quyền) hoặc giữa chừng có vấn đề (như Phí Thi).

                  Bình  tĩnh  mà  xét,  không  phải  Gia  Cát  Lượng  không  thấy  vấn  đề  hoặc
               không làm gì cả. Chính Gia Cát Lượng đã cất nhắc Dương Hồng người Vũ
               Dương,  Kiền  Vi.  Theo  Tam  quốc  chí  –  Dương  Hồng  truyện,  bấy  giờ  Lý
               Nghiêm là thái thú ở Kiền Vi, Dương Hồng là thuộc hạ làm công tào (biện sự
               viên). Vì phản đối quận chính quyền dọn nhà nên Dương Hồng chia tay với
               Lý Nghiêm, đến Thành Đô và được Gia Cát Lượng phát hiện là nhân tài. Kết
               quả,  Lý  Nghiêm  vẫn  ở  Kiền  Vi,  Dương  Hồng  đã  là  thái  thú  Thục  quận

               (Nghiêm chưa đi khỏi Kiền Vi, Hồng đã lên Thục quận). Dương Hồng cất
               nhắc môn hạ là Hà Chi (nhân viên sao chép văn thư), sau mấy năm người này
   442   443   444   445   446   447   448   449   450   451   452