Page 442 - Phẩm Tam Quốc
P. 442
Có đúng là Tiều Chu làm lỡ việc nước không?
Có lẽ phải nhắc lại tình hình lúc đó. Phần trước đã nói, tháng tám niên hiệu
Cảnh Nguyên năm thứ IV (Công nguyên năm 263), quân Ngụy xuất phát từ
Lạc Dương. Khoảng tháng mười, quân Đặng Ngải xuất phát từ Âm Bình (nay
là huyện Văn, Cam Túc) qua Giang Do (nay là Vũ Bình, Tứ Xuyên), Cẩm
Trúc (nay là thị trấn Đức Dương, Tứ Xuyên), đánh thẳng tới huyện Lạc (nay
là thị trấn Quảng Hán, Tứ Xuyên). Toàn quân đã đến cổng lớn của Thành Đô.
Theo Tam quốc chí – Tiều Chu truyện. Lúc này quân thần Thục Hán đã bị
Hoàng Hạo dối trá, cho rằng quân Ngụy không đến được ngay (địch không
đến được), không chuẩn bị gì (không có kế hoạch giữ thành). Nào ngờ quân
của Đặng Ngải đã “đến ngay trước mắt”, ai nấy cuống quýt, cư dân trong
thành kinh hoàng thất sắc, tán loạn khắp nơi, không sao cản nổi (trăm họ
nhiễu loạn, khắp đồng, khắp núi, không cấm đoán nổi). Lưu Thiền mở hội
quân thần, tất cả “không có kế sách”. Một phe chủ trương “chạy sang Ngô”,
vì Đông Ngô là liên minh bằng hữu (Thục và Ngô, hai nước hoà hảo), có thể
họ thu nhận mình; một phe chủ trương “chạy về nam”, vì “bảy quận ở phía
nam, địa thế, dễ dàng giữ yên”, hoặc có thể tránh đi một thời. Cuối cùng, nên
“chạy sang Ngô” hay “chạy về nam”, cả triều bàn luận sôi nổi, nhưng không
thống nhất được.
Lúc này, Tiều Chu lên tiếng.
Tiều Chu không đồng ý “chạy sang Ngô” cũng không chủ trương “chạy về
nam”. Vì sao không nên “chạy sang Ngô”? Tiều Chu nói, từ xưa không có
chuyện sang nước khác, đến với một hoàng đế khác, gửi mình dưới trướng
họ, còn có thể làm thiên tử ư? (thiên tử không gửi thân ở nước khác). Vì vậy,
hoàng thượng của chúng ta sang bên Ngô, chỉ có thể xưng thần (nếu sang
Ngô chỉ là thần phục). Đã xưng thần, sao lại không chọn nước lớn mà chọn
nước nhỏ (là xưng thần nhỏ, to sao được?). Vả quy luật đấu tranh chính trị,
xưa nay vẫn là nước lớn nuốt nước bé (chính lý là thế, lớn nuốt bé, tự nhiên
là vậy). Rồi sẽ thấy, nước Ngụy có thể nuốt nước Ngô, nước Ngô không thể
nuốt nước Ngụy, đó là điều chắc chắn (Ngụy có thể nuốt Ngô, Ngô không thể
nuốt Ngụy, rõ là vậy). Tới lúc đó, chúng ta sẽ phải hàng lần nữa chăng? Nếu
nói đầu hàng là nhục, vậy, chịu nhục hai lần, so với một lần, cái nào đỡ nhục
hơn (nhục một lần nữa sao bằng nhục một lần)? Vì vậy, không thể “chạy sang
Ngô”.
Còn như “chạy về nam”, Tiều Chu nói, không thể nói là không được,
nhưng cần phải chuẩn bị (kế hoạch từ trước, sau đó mới thực hiện). Lúc này,