Page 437 - Phẩm Tam Quốc
P. 437

quân đoạt thiên hạ, Gia Cát Lượng là nhà chính trị kiệt xuất, nhung chưa hẳn

               đã là nhà quân sự kiệt xuất. Điều này là có nguyên đo. Trần Thọ đã nói rất rõ,
               đặc điểm của Gia Cát Lượng là “Trị quân là sở trường, kỳ mưu là sở đoản; lo
               liệu việc dân hơn là lo liệu việc tướng”. Cũng tức là, tài năng về chính trị của
               Gia Cát Lượng hơn hẳn tài năng về quân sự. Trong tài năng quân sự, giỏi trị
               quân hơn là dùng quân. Vì vậy, để Gia Cát Lượng lo việc nước là hay nhất;
               để Gia Cát Lượng trị quân cũng không có vấn đề gì. Nhưng muốn có kỳ mưu,
               xuất kỳ binh thì đều không phải là điểm mạnh của Gia Cát Lượng (tướng

               lược ứng biến, không phải là sở trường của Gia Cát Lượng).
                  Đây vốn là sự đánh giá mạnh dạn và đầy đủ, nhưng về sau hậu thế còn
               nhiều tranh cãi. Phái phản đối dựa chính vào những điều ghi trong Tam quốc

               chí – Gia Cát Lượng truyện, lúc Tư Mã Ý đi thị sát quân doanh của Gia Cát
               Lượng, từng thốt lời khâm phục “đúng là thiên hạ kỳ tài”. Thực tình thì Tư
               Mã Ý rất tán thưởng tài trị quân của Gia Cát Lượng. Còn về cách dùng binh
               của Gia Cát Lượng lại có cách đánh giá khác. Lời bình đó được ghi trong Tấn
               thư – Tuyên đế kỷ, nguyên văn như sau “Lượng chí lớn nhưng không biết
               thời  cơ,  nhiều  mưu  nhưng  ít  quyết,  thích  quân  nhưng  không  quyền”.  Tạm
               dịch ra là: con người Gia Cát Lượng, chí hướng lớn lao nhưng không nắm bắt

               được  thời  cơ,  mưu  trí  rất  nhiều  nhưng  thiếu  quyết  đoán,  thích  dùng  binh
               nhưng không biết quyền biến, nói đơn giản là chí lớn tài sơ, không giỏi đánh
               trận. Vì vậy Tư Mã Ý mới nói, đừng thấy Gia Cát Lượng người đông thế lớn,
               khí thế bừng bừng mà ngại, cứ chờ đây rồi sẽ bị tiêu diệt trong ngày một ngày
               hai (có mười vạn quân, nhưng đã trúng kế, tất sẽ bị phá). Rất nhiều nhà sử

               học đã nói tới sai lầm trong cách dùng binh của Gia Cát Lượng trong những
               lần Bắc phạt. Chúng ta không cần phải nói thêm.
                  Ba điều trên là nguyên nhân chủ yếu khiến Gia Cát Lượng Bắc phạt không
               thành công. Còn như nhà lý học thời Tống từng trách cứ Gia Cát Lượng “đạo

               không thuần, lý không hết”, lời nói này không có cơ sở, không đáng phải
               phản bác.
                  Vấn đề là, chính Gia Cát Lượng có thấy được những điều này không?

                  Đã thấy Gia Cát Lượng vô cùng thông minh. Sự thực bày ra trước mắt, lẽ
               nào lại không thấy! Có thể, lần đầu Bắc phạt, Gia Cát Lượng còn tương đối
               lạc quan (nhưng cũng rất thận trọng), nhưng về sau đã tỉnh táo hơn. Trên thực
               tế, lúc quy hoạch cho Lưu Bị ở Long Trung năm đó, Gia Cát Lượng đã nói

               rất rõ, Bắc định Trung Nguyên, phục hưng Hán thất, một mong thiên hạ có
               biến, hai mong ra quân bằng hai đường. Lúc này, thiên hạ không biến động,
   432   433   434   435   436   437   438   439   440   441   442