Page 436 - Phẩm Tam Quốc
P. 436
thể vượt qua Kinh châu, về sau lúc vào Thục, Lưu Yên đành phải tránh loạn
thế giữ yên thân. Nguyên nhân vì đất Thục, lánh nạn thì được, giữ thành thì
được, nhưng không thể trở thành nguồn mạch, căn cứ địa để “Bắc định Trung
Nguyên”. Nhìn vào bản đồ thì rõ, phía bắc Ích châu có Hán Trung, phía đông
có Tam Hiệp, Kiếm Các dễ thủ, Quỳ Môn hiểm trở, đường Thục lại khó đi,
ngăn người cũng chính là ngăn mình! Vì vậy người ở đất Thục, đóng cửa lại,
sống qua ngày thì không sao. Còn như xông ra ngoài để lấy thiên hạ thì khó.
Nói cách khác, Lưu Bị vào Thục là vào rương có bảo hiểm, là vào một ngõ
cụt.
Từ đây mới thấy, đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng thì đoạt được Ích châu từ
tay Lưu Chương vừa là hạnh phúc vừa là bất hạnh. Hạnh phúc vì đã có được
mảnh đất để yên thân, dựng nước, không còn sợ kẻ thù ngăn cản, vây ráp; bất
hạnh vì sự nghiệp quy hoạch trong Long Trung đối đã tới giới hạn và đỉnh
điểm. Đúng như trong Nhận thức lại (Long Trung đối) của ngài Điền Dư
Khánh nói: “Lịch sử quyết định Lưu Bị chỉ là vai diễn chạy nạn và muốn
sống, lịch sử chỉ cho Gia Cát Lượng vũ đài chính trị là nước nhỏ, dân thưa”.
Đương nhiên, nước nhỏ cũng phải chiếm được, vào Thục là ứng với điều đó.
Nhưng, “Bắc định Trung Nguyên, về lại đô cũ”… chỉ có thể hư trương thanh
thế, lấy công để thủ, không phải là thực. Sự thực thì như ngài Điền Dư Khánh
đã nói, “Lưu Bị ra Hiệp, toàn quân bị tiêu diệt; Gia Cát Lượng Bắc phạt,
nhiều lần không thành”. Điều đó không liên can gì đến tài năng và tố chất của
hai người; mà là điều kiện đã cản trở. Hoặc nói như Ôn Đình Quân “Trung
Nguyên được hươu không do người”.
Thứ ba, Gia Cát Lượng không phải là tướng tài thao lược.
Tào Ngụy không thể diệt vong nhanh chóng vì không có thiên thời; Ích
châu không phải là đất tiến thủ vì không được địa lợi. Ưu thế có được bên
Thục Hán chỉ là “Nhân hoà”. Nhưng đáng tiếc, ngay cả ưu thế đó cũng không
còn mấy giá trị. Không còn nghi ngờ gì nữa, sau khi chấp chính, Gia Cát
Lượng luôn lấy mình làm mẫu, trị nước theo phép, nên nước Thục không còn
cảnh hỗn loạn như thời cha con Lưu Yên, Lưu Chương. Có điều, khi Bắc
phạt lần đầu, vẫn còn thế lực của Lý Nghiêm, vẫn còn bất mãn, không phục
Gia Cát Lượng. Chỉ tới lúc Gia Cát Lượng giết Mã Tắc, phế Lý Nghiêm, về
cơ bản, thế cục mới yên tĩnh. Nhưng vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ chính
quyền Thục Hán vẫn tồn tại. Và cũng vì mâu thuẫn đó, Thục Hán cuối cùng
đã diệt vong. Điều thứ nhất là như vậy.
Điều thứ hai, bản thân Gia Cát Lượng chưa có đủ điều kiện thống lĩnh ba