Page 432 - Phẩm Tam Quốc
P. 432

Đây chính là “Kỳ mưu Tý Ngọ cốc”. Đây là một đoạn công án nổi tiếng

               trong “thời đại Gia Cát Lượng”, cũng là một vấn đề các nhà sử học bàn luận
               mãi. Rất nhiều người không hiểu vì sao Gia Cát Lượng không theo kiến nghị
               của Ngụy Diên, xuất kỳ binh từ Tý Ngọ cốc đánh một trận, Tào Tháo không
               kịp trở tay. Kiến nghị của Ngụy Diên gồm hai nội dung. Một là chia quân
               (Ngụy Diên thống lĩnh một vạn quân đi đường Tý Ngọ cốc, Gia Cát Lượng
               thống lĩnh đại quân đi từ Tà cốc), hai là kỳ tập (đánh thẳng tới Tràng An). Vì
               vậy, án này gồm hai vấn đề. Một, vì sao Gia Cát Lượng không để Ngụy Diên

               chia quân, hai, vì sao Gia Cát Lượng không đi đường Tý Ngọ cốc.
                  Nói tới việc chia quân trước. Chia quân thực ra cũng là chuyện thường.
               Lưu Bị và Quan Vũ cũng luôn chia quân, Long Trung đối cũng nói, “Lệnh

               một thượng tướng chia quân Kinh châu cho Uyển, Lạc, tướng quân thân lĩnh
               quần chúng Ích châu ra đường Tần Xuyên”, bản thân Ngụy Diên cũng nói
               “như  chuyện  Hàn  Tín”.  Rõ  ràng  Ngụy  Diên  coi  Gia  Cát  Lượng  như  Lưu
               Bang, Lưu Bị, coi mình như Hàn Tín, Quan Vũ, tất cả là trung thành, là thoả
               đáng. Đây là điều một. Điều hai, cũng không phải Gia Cát Lượng tuyệt không
               chia quân. Theo Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện, quyết sách sau này
               của Gia Cát Lượng là nói vống rằng sẽ tấn công Mi quốc theo đường Tà cốc,

               nhưng lại phái Triệu Vân, Đặng Chi chiếm cứ Kỳ cốc, còn mình thì lĩnh đại
               quân tiến công phía tây Kỳ Sơn. Vì vậy, chia quân không phải là việc không
               nên làm. Nhưng Gia Cát Lượng phái Triệu Vân, Đặng Chi, không phái Ngụy
               Diên, ai nấy đều nghĩ Gia Cát Lượng không tin Ngụy Diên.

                  Có thể xem xét chuyện này. Bởi vì thứ nhất, quân của Triệu Vân và Đặng
               Chi chỉ là “nghi binh”, không nhất thiết phải cử ai đó. Huống chi, địa vị của
               Triệu Vân lúc này không hề thấp hơn Ngụy Diên (Niên hiệu Kiến Hưng năm
               đầu  hai  người  đều  được  phong  Đình  hầu,  chức  vụ  Triệu  Vân  là  Trung  hộ
               quân, Trấn đông tướng quân, chức vụ Ngụy Diên là thừa tướng tư mã, Lương

               châu thứ sử). Phái Triệu Vân không phái Ngụy Diên, không thể nói là không
               tín Ngụy Diên. Thứ hai, từ lí lịch của Ngụy Diên, ta biết Ngụy Diên là người
               được Gia Cát Lượng trọng dụng, sinh thời, Lưu Bị quý mến Ngụy Diên, được
               coi là “trọng thần của tiên chủ”. Dưới thời Lưu Bị, Ngụy Diên đã từ Nha môn
               tướng quân, Trấn viễn tướng quân làm tới Trấn bắc tướng quân. Lúc Gia Cát
               Lượng, phò tá Lưu Thiền, còn được phong là Đô đình hầu. Năm Kiến Hưng

               thứ V (Công nguyên năm 227), Gia Cát Lượng vào ở Hán Trung, phái cử
               Ngụy Diên là Tiền bộ chỉ huy quan (đốc tiền bộ), kiêm nhiệm thừa tướng Tư
               mã, Lương châu thứ sử. Năm Kiến Hưng thứ VIII (Công nguyên năm 230),
               lại thăng Ngụy Diên làm Tiền quân sư, Chinh tây đại tướng quân, giá tiết.
   427   428   429   430   431   432   433   434   435   436   437