Page 433 - Phẩm Tam Quốc
P. 433
Tước vị cũng thăng lên hai bậc, từ Đình hầu (Đô đình hầu) thăng làm Huyện
hầu (Nam Trịnh hầu). Ngoài ra, Tam quốc chí – Lưu Diễm truyện, lúc Lưu
Diễm và Ngụy Diên sinh mâu thuẫn, Gia Cát Lượng liền trách cứ Lưu Diễm.
Cho nên, nói như vậy e không được.
Lại nói về Tý Ngọ cốc. Đây cũng là vấn đề mà lịch sử bàn luận nhiều. Tiêu
điểm bàn luận là xem xem kỳ mưu của Ngụy Diên có thể thực hiện được
không. Một phái nói, thực tiếc là Gia Cát Lượng đã không dùng kế của Ngụy
Diên. Chứng ta đều biết, đối với lần Bắc phạt này của Gia Cát Lượng, bên
phía Tào Tháo không hề có chuẩn bị (không có chuẩn bị). Chờ khi quân Thục
xuất hiện ở ba quận Kỳ Sơn, Nam An, Thiên Thuỷ, đồng thời “quân phản
Ngụy hưởng ứng Lượng”, kết quả “Quan Trung chấn động”, tập đoàn Tào
Ngụy “triều dã khiếp sợ”. Lúc này, nếu năm ngàn tinh binh của Nguỵ Diên
cũng xuất hiện ở Tràng An thì tình hình sẽ như thế nào? Tiếc rằng Khổng
Minh đã thận trọng quá mức, làm mất cả cơ may. Nói như vậy, đương nhiên
là có lý. Có điều chúng ta cũng đừng xem thường ý kiến của phái phản đối.
Họ cho rằng, phương án của Ngụy Diên còn nhiều sơ xuất. Ví dụ, Ngụy Diên
cho rằng Hạ Hầu Mậu sẽ bỏ thành tháo chạy. Nhưng vạn nhất hắn không
chạy thì sao? Hoặc Hạ Hầu Mậu chạy, nhưng các tướng lĩnh vẫn cố thủ thì
sao? Vả lại danh tướng nước Ngụy như Quách Hoài vẫn ở gần đây. Một khi
Tràng An tử thủ, Quách Hoài đến cứu, thì đội quân không có nhiều lương
thảo của Ngụy Diên hẳn sẽ bị vây khốn. Ngụy Diên nói, đại quân của Gia Cát
Lượng từ Tà Cốc lên bắc sẽ đến ngay sau đó, nhưng nếu không đến được thì
thế nào? Nên nhớ, bất luận là Tý Ngọ hay Tà Cốc đều phải qua đỉnh cao sườn
dốc, đường đi hiểm trở, khí hậu thất thường, hành trình thực khó chính xác.
Đường xa tập kích, cơ hội khó lường. Dùng binh ngàn dặm, càng phải thận
trọng. Huống chi quân lính của Ngụy Diên phải trèo đèo lội suối, gian khổ
muôn phần, đến Tràng An thì như dây cung đã căng hết cỡ, làm sao địch nổi
Hạ Hầu Mậu kiên trì ngồi bên gốc cây chờ thỏ, lấy sức nhàn địch sức kiệt? Vì
vậy, Gia Cát Lượng không dùng kế của Ngụy Diên là đúng.
Theo tôi, mấy cách nói trên đều có lý nhưng chưa cơ bản. Cơ bản là gì? Là
vấn đề chính trị. Chiến tranh là tiếp nối của chính trị, huống chi Gia Cát
Lượng mở đầu là nhà chính trị. Điều tính đến đầu tiên của nhà chính trị khi
tiến hành chiến tranh là chính trị rồi mới đến quân sự. Đó là điều quyết định
khiến Gia Cát Lượng theo Ngụy Diên hay không.
Vậy vấn đề chính trị mà Gia Cát Lượng tính toán là gì?
Trước hết phải làm rõ một vấn đề lớn: Vì sao phải Bắc phạt. Trong Xuất sư