Page 434 - Phẩm Tam Quốc
P. 434

biểu đã nói rõ. Theo cách hiểu thông thường, mục đích Bắc phạt là 16 chữ

               ghi trong “Xuất sư biểu”: Bắc định Trung Nguyên, trừ bỏ gian hùng, phục
               hưng Hán thất, về lại đô cũ. Đó là lý tưởng đúng đắn của Gia Cát Lượng. Tôi
               nói lại, chính lý tưởng đó là điểm Gia Cát Lượng khác với các mưu sĩ khác và
               Gia Cát Lượng luôn ghi nhớ lý tưởng đó.

                  Nhưng chúng ta lại muốn hỏi: Gia Cát Lượng có thực hiện được lý tưởng
               của mình không?

                  Không.  Nhiều  lần  Gia  Cát  Lượng  Bắc  phạt.  Tuy  có  giành  được  một  ít
               thắng lợi như lấy được Vũ Đô, Âm Bình, giết chết Vương Song, Trương Cáp,
               nhưng nhìn chung, là công cốc, được không bù mất, mục tiêu “phục hưng
               Hán thất, về lại đô cũ” ngày càng xa dần. Đương nhiên, không phải vì Gia
               Cát Lượng vô năng, không gắng sức, mà vì thế tất phải thế.

                  Có ba điểm để nói cái “Thế” ở đây.
                  Thứ nhất, Tào Nguỵ không thể nhanh chóng diệt vong.

                  Trong  con  mắt,  miệng  lưỡi,  lòng  dạ  Lưu  Bị  và  Gia  Cát  Lượng  thì  Tào
               Ngụy là “Hán tặc” là “tội nhân”. Về mặt lập trường chính trị chưa bao giờ họ
               bỏ qua (Tôn Quyền đã bỏ qua). Theo Gia Cát Lượng tập, sau khi Lưu Bị qua

               đời, một số người bên phía Tào Ngụy, bao gồm Tư đồ Hoa Hâm, Tư không
               Vương  Lãng,  Thượng  thư  lệnh  Trần  Quần,  Thái  sử  lệnh  Hứa  Chi  có  thư
               khuyên hàng tới Gia Cát Lượng, nhưng Gia Cát Lượng luôn công khai tỏ rõ
               thái độ “chính nghĩa”. Qua câu cuối cùng “theo chính đạo đánh kẻ có tội”
               trong bài phát biểu khẳng khái, hùng hồn của Gia Cát Lượng, chúng ta thấy
               rõ tính chất các cuộc Bắc phạt. Gia Cát Lượng cho rằng mình đã phát động

               chiến tranh chính nghĩa.
                  Không có gì lạ về câu nói của Gia Cát Lượng. Nếu không thế, đã không
               phải là Gia Cát Lượng. Câu nói “Theo chính đạo đánh kẻ có tội” có thể là
               khẩu hiệu chính trị, là lời động viên binh sĩ. Nhưng thực chất đó chỉ là câu

               nói theo sách. Những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn. Lúc này,
               bất kể là ai đứng ra lo việc đất nước, thống nhất về một mối, khiến dân chúng
               được an cư lạc nghiệp thì đó là chính nghĩa. Nhưng sau khi đất nước đã chia
               ba theo thế chân vạc thì lại khác. Đúng ra thì cả ba nhà Ngụy, Thục, Ngô đã
               muốn thống nhất Trung Quốc; mặt khác, họ đều muốn độc bá thiên hạ. Ta
               không thể nói, chỉ có Thục Hán đứng ra thống nhất mới là “chính đạo”. Tào

               Ngụy thống nhất là “có tội”. Hơn nữa, Thục Hán tự cho mình là “chính đạo”
               còn vì mình mang họ Lưu. Vậy Lưu Bị mang họ Lưu, còn Lưu Biểu, Lưu
               Chương  có  mang  họ  Lưu  không?  Kinh  châu  và  Ích  châu  “Giang  sơn  đổi
   429   430   431   432   433   434   435   436   437   438   439