Page 431 - Phẩm Tam Quốc
P. 431
chiến thuật quân sự”.
Có chứng cứ gì không mà nói như vậy? Có. Tam quốc chí – Ngụy Diên
truyện nói, mỗi lần xuất chinh (mỗi khi theo Lượng xuất chinh), Ngụy Diên
luôn yêu cầu Gia Cát Lượng cho quân (muốn có vạn quân) để tự mình dẫn
quân đi theo đường khác, xuất kích từ hai phía, hội sư ở Đồng Quan (khác
đường với Lượng và hội hợp ở Đồng Quan), giống như năm nào Hàn Tín
giúp Lưu Bang lấy thiên hạ (như truyện Hàn Tín) nhưng không bao giờ Gia
Cát Lượng nghe theo (khống chế và không cho). Ngụy Diên liền cho rằng
Gia Cát Lượng nhát gan, sợ việc (Lượng nhát gan), lấy làm bất bằng vì tài
không gặp được tài (hận vì có tài không được tận dụng).
Còn một việc nữa làm cho hai người có sự khác biệt, đó là “kỳ mưu ở Tý
Ngọ cốc”. Chúng ta đều biết, quân Thục từ Hán Trung Bắc tiến vào Trung
Nguyên tất phải qua Tần Lĩnh. Có ba đường để vượt Tần Lĩnh. Thứ nhất là
đường Tý Ngọ cốc ở mặt đông, dài hơn sáu trăm dặm, đến thẳng Tràng An.
Đường thứ hai là Trú Cốc ở giữa, dài hơn bốn trăm dặm đến thẳng Võ Công.
Một đường nữa là Tà Cốc ở mặt tây, dài gần năm trăm dặm, đến Mi quốc
(huyện Mi). Ở đoạn giữa Tà Cốc có một đường nhánh rẽ về hướng bắc gọi là
Kỳ Cốc. Từ Kỳ Cốc ra Tản Quan là đến Trần Thương. Mùa xuân năm Kiến
Hưng thứ VI (Công nguyên năm 228), Gia Cát Lượng đến Hán Trung từ lâu,
quyết định tấn công, mở đầu cuộc Bắc phạt lần thứ nhất. Đi theo đường nào
là một vấn đề.
Theo chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Ngụy
Diên truyện, lúc bấy giờ Gia Cát Lượng đã triệu tập hội nghị quân sự tại Nam
Trịnh. Ở đây, lần đầu Ngụy Diên chủ trương chia quân làm hai đường. Cụ
thể, Ngụy Diên thống lĩnh năm ngàn tinh binh, năm ngàn người khác vận
chuyển lương thảo xuất phát từ Bao Trung, men theo Tần Lĩnh về đây, theo
Tý Ngọ cốc lên bắc. Chưa đến mười hôm đã đến Tràng An. Cùng lúc đó, Gia
Cát Lượng thân dẫn đại quân theo Tà Cốc vào Mi Quốc, Trần Thương. Ngụy
Diên nói, trấn giữ Tràng An là Hạ Hầu Mậu, con rể Tào Tháo. Mậu là công
tử chẳng ra gì (nhút nhát, vô mưu). Nghe nói mạt tướng là thần binh từ trời
xuống hẳn sẽ quay đầu biến mất (lên thuyền trốn chạy). Quan viên trong
thành Tràng An cũng chẳng đâu ra đâu (duy có ngự sử, thái thú Kinh Triệu),
nhưng tiền lương thì khá sung túc, đủ để mạt tướng chống đỡ một trận. Chờ
khi quân thừa tướng đến, hai quân hội hợp, chẳng phải từ phía tây Hàm
Dương trở đi coi như xong (một đòn định được từ phía tấy Hàm Dương)? Gia
Cát Lượng không nghe.