Page 426 - Phẩm Tam Quốc
P. 426

có khổ lao (vất vả hơn), hơn nữa còn có công “bình phản”, nhưng sao địa vị

               lại thấp hơn Tưởng Uyển? Vậy, vì sao Tưởng Uyển lại thay thế chức quyền
               của Gia Cát Lượng (trừ chức thừa tướng), Dương Nghi lại là người nhàn nhã?
               Tất cả đều do cách sắp xếp của Gia Cát Lượng. Tam quốc chí – Dương Nghi
               truyện nói ý nghĩ tận đáy lòng Gia Cát Lượng (lúc sinh thời) luôn cho rằng
               Dương Nghi tính tình không tốt, nóng nảy hẹp hòi, không bằng Tưởng Uyển
               (Nghi  hẹp  hòi  nóng  giận  không  bằng  Uyển),  kết  quả  Tưởng  Uyển  thăng
               nhiệm, Dương Nghi dừng lại, cuối cùng diệt vong.

                  Thật khủng khiếp! Gia Cát Lượng “từ hai cành đào giết ba kẻ sĩ”, một mũi
               tên trúng hai đích, vừa trừ được Ngụy Diên vừa trừ được Dương Nghi, thực
               nham hiểm và ác độc? Chúng ta muốn biết: có đúng thế không?

                  Không.

                  Nói  Tưởng  Uyển  làm  việc  tiếp,  Dương  Nghi  nhàn  nhã  là  rất  đáng  ngờ.
               Tam quốc chí – Dương Nghi truyện nói về cách sắp xếp này, là căn cứ vào
               “mật chỉ lúc sinh thời” của Gia Cát Lượng. Nhưng chúng ta muốn hỏi, làm
               sao họ có thể biết Gia Cát Lượng luôn suy nghĩ, luôn cho là như vậy? Đương
               nhiên, Tam quốc chí đã nói rõ việc này. Theo Tưởng Uyển truyện, lúc sinh

               thời Gia Cát Lượng thường nói với mọi người, Công Viêm (tự của Tưởng
               Uyển)  vừa  trung  trinh  vừa  cao  nhã  (Công  Viêm  chí  cao,  trung  thành),  là
               người có thể cùng ta phò tá hoàng thượng gây dựng nghiệp lớn (cùng ta gây
               dựng vương nghiệp). Đây là việc tạo dư luận. Gia Cát Lượng còn bí mật dâng
               thư lên Lưu Thiền nói “nếu thần bất hạnh, hậu sự nên giao Uyển). Coi đây là
               sự sắp đặt.

                  Nhưng chúng ta lại muốn hỏi: Đã vậy, sao trước lúc lâm chung Gia Cát
               Lượng không cho công bố suy nghĩ đó, lại phải có “mật biểu lên hậu chủ”?
               Chúng ta đều rõ, lúc Tưởng Uyển thay thế, mọi người đều không phục, về
               sau “nhìn vào mới dần phục”. Chữ “dẩn” ở đây nói rõ, Tưởng Uyển thay thế

               có phần đột ngột, có phần miễn cưỡng. Vì vậy, trong Tam Quốc sử thoại,
               ngài Lã Tư Miễn nói, bằng địa vị danh vọng của mình, nếu trước đó Gia Cát
               Lượng công khai dặn dò thì không sợ có người phản đối, và sự việc sẽ thỏa
               đáng hơn. Nhưng vì sao Gia Cát Lượng lại không làm như vậy? Ngài Lã kết
               luận, việc Gia Cát Lượng bí mật tiến cử Tưởng Uyển là “không thực tình”.

                  Đương nhiên, có thể là như vậy. Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, phàm là
               những việc liên quan đến thay đổi quyền lực, thì không tránh khỏi có hư hư
               thực thực, úp úp mở mở và cũng còn một khả năng nữa, Gia Cát Lượng có
               phần lo ngại. Lo ngại ai? Dương Nghi. Phần trước đã nói, Dương Nghi già
   421   422   423   424   425   426   427   428   429   430   431