Page 422 - Phẩm Tam Quốc
P. 422
Diên.
Đương nhiên, ở đây có một vấn đề không thể nói rõ được, tức là hai chữ
“họ Ngụy” trong câu nói của Dương Nghi “nếu như ta cất quân đến với họ
Ngụy” là chỉ Tào Ngụy hay Ngụy Diên? Nếu là chỉ Tào Ngụy thì người mưu
phản không phải Ngụy Diên mà là Dương Nghi. Nếu là chỉ Ngụy Diên thì
hẳn là Ngụy Diên không có ý phản. Bởi vì nếu Ngụy Diên muốn phản Thục
hàng Ngụy, vậy, thống lĩnh toàn quân truy đuổi Ngụy Diên, há chẳng phải
cũng là “phản tặc”? Câu nói “nếu như ta cất quân đến với họ Ngụy” của
Dương Nghi lẽ nào không phải tự nhận là mưu phản? Dương Nghi không
ngốc đến vậy, triều cũng không xử Nghi theo “tội mưu phản” (vợ con Nghi
đã về Thục). Nên câu nói đó chỉ có thể hiểu là “nếu ta đưa toàn quân đuổi
theo Ngụy Diên”. Dương Nghi hận đã không đuổi kịp Ngụy Diên không có ý
mưu phản, vì vậy, Ngụy Diên đang bị Dương Nghi truy đuổi hẳn cũng không
muốn mưu phản.
Không nghi ngờ gì, Dương Nghi không thể đuổi kịp Ngụy Diên, câu nói
“nếu ta đem toàn quân đến với họ Ngụy” chỉ là câu nói bừa. Nhưng chính câu
nói đó đã làm rõ sự thanh bạch của Ngụy Diên. Từ đây thấy rõ, án Ngụy Diên
không phải là “mưu phản” mà là “mâu thuẫn nội bộ”. Và đây là cuộc “đấu
tranh nội bộ” điển hình. Ngụy Diên, Dương Nghi hận thù nhau đến tận xương
tủy, muốn đưa đối phương vào chỗ chết mới vui, thậm chí đã mạnh tay không
kể gì đến sự an nguy của đất nước.
Thực kỳ quái! Ngụy Diên và Dương Nghi đều thuộc “đệ nhất thế lực” (tập
đoàn Kinh châu) trong chính quyền Thục Hán, đều được Lưu Bị, Gia Cát
Lượng coi trọng (Ngụy Diên là Tiền quân sư, Chinh tây đại tướng quân, giá
tiết, phong Nam Trịnh hầu, Dương Nghi là thừa tướng trưởng sử, Tuy quân
tướng quân). Giữa họ không có chuyện tranh giành lợi ích phe phái, tập đoàn,
cũng không có sự khác biệt về phương châm, đường lối. Đến đây chứng ta
muốn hỏi, vì sao giữa họ lại có thù sâu hận lớn đến như vậy?
Thực tình cũng không có gì. Nguyên nhân sinh mâu thuẫn giữa hai người
chỉ là tính khí và cung cách làm việc. Tam quốc chí – Ngụy Diên truyện nói,
Ngụy Diên là người yêu mến tướng sĩ, dũng mãnh hơn người, bản tính kiêu
căng cao ngạo, nhiều người đương thời luôn nhường nhịn Ngụy Diên, riêng
Dương Nghi không phục (chỉ Dương Nghi là không theo), Ngụy Diên liền
ghét cay ghét đắng Dương Nghi, luôn như nước với lửa (dẫn tới thù hận như
nước với lửa). Vậy, mâu thuẫn của hai người đã đến mức độ nào? Tới mức
không thể ngồi lại để nói chuyện. Tam quốc chí – Phí Y truyện nói, hai người