Page 417 - Phẩm Tam Quốc
P. 417
§40. HỌA TỪ BÊN TRONG
Lý Nghiêm bị phế, Mã Tắc bị giết, Ngụy Diên làm loạn là ba nghi án lớn
trong “thời đại Gia Cát Lượng”. Xưa nay luôn có nhiều ý kiến khác nhau về
giai đoạn lịch sử này. Có người nói Ngụy Diên trung thành hết mực, vô cớ bị
hại, hàm oan chịu nhục; có người nói Ngụy Diên là loạn thần tặc tử, chết
chưa hết tội, không phải xét lại; cũng có người nói, án của Ngụy Diên là từ
“tranh chấp nội bộ”, mỗi bên đáng phải đánh năm chục roi. Vậy đâu là cách
nói gần với sự thật lịch sử nhất?
Tập trước đã nói, do việc tranh giành quyền lực lúc lên lúc xuống, lúc ẩn
lúc hiện trong nội bộ chính quyền Thục Hán, Gia Cát Lượng đã phải lao tâm
khổ tứ, tìm trăm phương ngàn kế hòa giải các bên, thậm chí đã phải dùng cả
biện pháp mạnh, dứt khoát. Năm Kiến Hung thứ VI (Công nguyên năm 228),
Mã Tắc bị giết; năm Kiến Hưng thứ IX (Công nguyên năm 231) Lý Nghiêm
bị phế. Hai đòn nặng đó, tuy tạm thời vỗ yên được mối quan hệ giữa ba tập
đoàn lớn Kinh châu, Đông Châu, Ích châu, nhung bệnh thì chưa trị được tới
gốc tới ngọn. Do vậy “cuộc đấu tranh riêng” trong nội bộ chính quyền Thục
Hán đã dẫn tới cái gọi là “Ngụy Diên mưu phản”.
Nhiều người đã hiểu rõ sự kiện “mưu phản” của Ngụy Diên. Bởi vì Tam
quốc diễn nghĩa đã miêu tả sự kiện này thực có thanh có sắc, tinh tế dễ nghe
về mặt văn học, nên đã đi vào lòng người. Nhưng nếu lại coi đó là lịch sử thì
không chỉ oan uổng cho Ngụy Diên, còn oan uổng cho cả Gia Cát Lượng.
Vì sao lại nói như vậy? Trước hết, chúng ta xem sử sách nói thế nào đã.
Tam quốc chí – Ngụy Diên truyện cho ta hay: Tháng tám năm Kiến Hưng
thứ XII (Công nguyên năm 234), Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời trong
quân Bắc phạt. Lúc bệnh đã nặng, Gia Cát Lượng triệu Trưởng sử Dương
Nghi, Tư Mã Phí Y, Hộ quân Khương Duy bàn về bố trí lui quân sau khi
mình qua đời. Lệnh để Ngụy Diên đoạn hậu, thứ đến là Khương Duy. Nếu
Ngụy Diên không theo lệnh, thì mặc, quân lệnh cứ xuất phát (nếu Diên không
theo lệnh, quân cứ xuất phát). Sau lúc Gia Cát Lượng qua đời, Dương Nghi
giữ kín không phát tang, phái Phí Y đi xem Ngụy Diên nghĩ thế nào. Quả
nhiên Ngụy Diên không theo lệnh, đã nổi giận: Thừa tướng tuy qua đời,
nhưng Ngụy Diên ta còn sống (Thừa tướng mất, ta vẫn còn) vẫn có thể tác
chiến với Ngụy quân (ta sẽ thống lĩnh ba quân đánh giặc), vì sao để lỡ mất
việc lớn thiên hạ vì một người đã mất? (vì sao một người mất lại bỏ việc
thiên hạ). Hơn nữa, Ngụy Diên ta là ai mà phải nghe Dương Nghi chỉ huy,