Page 414 - Phẩm Tam Quốc
P. 414

bàn bạc chuẩn bị nên mới có được kết quả này và đây cũng là cơ may không

               lâu nữa sẽ giành thắng lợi lớn. Nhưng cuối cùng đã ngược lại, Mã Tắc làm
               mất tất cả, Gia Cát Lượng đau đớn như cắt da, cắt ruột!
                  Vậy, phải chăng tất cả những cái đó đều là nguyên nhân khiến Gia Cát
               Lượng phải đau đớn, khóc lóc?

                  Không  phải.  Trong  Tam  quốc  thoại,  ngài  Nghiêm  Lãnh  cho  rằng  còn
               nguyên nhân khác. Nguyên nhân gì? Ngài Nghiêm Lãnh nói, nguyên nhân

               nằm trong năm chữ “giết Tắc để tạ chúng”. Trong Gia Cát Lượng truyện, tạ
               chúng như có nghĩa là “để trấn an được sự phẫn nộ của dân chúng”! Thế là
               ngài Nghiêm Lãnh hỏi, việc giết Mã Tắc theo quân pháp có quan hệ gì với
               “tạ chúng”? Thì ra Gia Cát Lượng sử dụng Mã Tắc là “vi chúng”. Theo Tam
               quốc chí – Mã Lương truyện, lúc đó dưới trướng Gia Cát Lượng không phải
               không có tướng tài. Như Ngụy Diên và Ngô Nhất xứng đáng là tiên phong,
               (ai cũng thấy xứng đáng là tiên phong) ai cũng nghĩ như vậy. Nhưng Gia Cát

               Lượng lại không theo, cứ sử dụng Mã Tắc. Gia Cát Lượng là thừa tướng, là
               chủ soái. Gia Cát Lượng sử dụng Mã Tắc, mọi người chịu, nhưng không có
               nghĩa không xì xầm sau lưng, không suy nghĩ khác. Nếu như Mã Tắc thành
               công, đương nhiên mọi người hết nói. Nhưng tiếc là Mã Tắc chẳng ra gì, để
               mất Nhai Đình, bại trận tháo chạy. Lúc này thì phiền phức to. Phần trước đã
               nói, lúc sinh thời Lưu Bị từng lưu ý về việc sử dụng Mã Tắc. Mọi người cũng

               không tán thành dùng Mã Tắc, bỏ Ngụy Diên và Ngô Nhất, nhưng Gia Cát
               Lượng đã tự quyết theo ý mình, đã “vi chúng dùng Tắc”, kết quả là mất tất,
               xin hỏi Gia Cát Lượng sẽ giải thích thế nào đây? E rằng có đến hàng trăm cái
               miệng đi nữa cũng chẳng xong!

                  Vào thời đó, hẳn là cả thành đã xôn xao. Nghĩ xem, Ngụy Diên là người
               thế nào? Tiên đế sùng tín. Ngô Nhất là người thế nào? Quốc cữu đương thời.
               Mã Tắc là người thế nào? Tiên đế đã dặn, “không thể trao việc lớn”. Không
               dùng Ngụy Diên, Ngô Nhất lại dùng Mã Tắc thế là có ý gì? Vi phạm di chiếu
               tiên  đế,  không  theo  chủ  trương  của  quần  chúng,  nên  truy  cứu  hay  không?
               Đương nhiên là nên. Vì vậy, Gia Cát Lượng không những phải giết Mã Tắc,

               còn phải xin giáng ba bậc. Đó là nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng phải giết
               Mã Tắc, nghiêm minh luật pháp và một nguyên nhân quan trọng hơn là dẹp
               mối phẫn nộ của quần chúng. Như lời ngài Nghiêm Lãnh “vì quần chúng tức
               giận nên không thể không giết”. Cũng chính vì không thể không, nên mới nẩy
               sinh thứ “tình cảm vừa thương vừa giận”, không sao kìm nén được.

                  Nói vậy là có lý. Giết Mã Tắc không đơn thuần là vấn đề pháp luật mà còn
   409   410   411   412   413   414   415   416   417   418   419