Page 409 - Phẩm Tam Quốc
P. 409
khởi (Tấn hầu hay tin vui mừng biết mấy!), bên phía nước Sở lại thất bại liên
tiếp (bại nữa) như Tập Tạc Xỉ từng nói, ý nghĩa câu chuyện này thật rõ ràng:
Sở Thành vương giết Đắc Thần, Tấn hầu vui mừng khôn xiết; Gia Cát Lượng
giết Mã Tắc, lẽ nào bên phía Tào Ngụy lại không vỗ tay vui mừng?
Đương nhiên, Mã Tắc làm mất Nhai Đình, làm hỏng việc lớn, tất sẽ phải
xử lý, nhưng không nhất thiết phải chặt đầu. Ví như nói, có thể giáng chức
bãi quan hoặc phạt tội trước ba quân, cho lập công chuộc tội. Đó cũng là các
biện pháp xử lý các tướng bại trận. Từ ý nghĩa này mà xét, không giết Mã
Tắc cũng được hoặc đáng giết mà không giết.
Có thể không giết Mã Tắc, Gia Cát Lượng cũng không muốn giết, thấy rõ
điều đó ở chỗ rơi lệ. Nhàn thoại Tam Quốc của ngài Trần Nhĩ Đông đã tổng
kết ra bốn nguyên nhân vì sao Gia Cát Lượng phải rơi lệ. Thứ nhất, Mã Tắc
có hy vọng. Theo Tam quốc chí – Mã Lương truyện, Mã Tắc là em Mã
Lương. Anh em Mã Lương, Mã Tắc gồm có năm người và đều là nhân tài (tài
danh gồm đủ), Mã Lương là kiệt xuất nhất. Thời đó còn có câu ca “Họ Mã
năm người, mi trắng nhất Lương”. Mi trắng chi Mã Lương. Tiếc rằng, trong
trận chiến Di Lăng, Mã Lương đã phải chết. Vì vậy Mã Tắc – em Mã Lương,
thuộc “gia đình liệt sĩ”. Quan hệ giữa Mã Lương, Gia Cát Lượng là cực kỳ
tốt, tới mức độ xưng anh xưng em. Bùi Tùng Chi còn cho rằng, hai người hầu
như đã kết nghĩa hoặc vốn là thân thích. Sau khi Mã Lương hy sinh, Gia Cát
Lượng hết sức quan tâm tới người em là Mã Tắc. Trước lúc lâm chung, Mã
Tắc có thư gửi Gia Cát Lượng, “minh công coi Tắc như con, Tắc coi minh
công như cha”, nói lên mối quan hệ giữa họ. Xét về tuổi tác, cách nói đó có
vẻ không hợp. Vì Mã Tắc gọi Gia Cát Lượng là “Tôn huynh”, Mã Tắc kém
Gia Cát Lượng bảy tuổi nhưng ở Trung Quốc có lệ coi “anh cả như cha, dâu
cả là mẹ”, Lưu Hoa cũng nói, Lưu Bị và Quan Vũ “ân như cha con”. Rõ ràng
với Mã Tắc, Gia Cát Lượng là anh cả như cha.
Vì vậy có người còn nói, Gia Cát Lượng trọng dụng Mã Tắc “như với
người thân”. Nói vậy là không đúng, bởi vì Mã Tắc thực sự là người tài. Theo
Tam quốc chí – Mã Lương truyện, con người Mã Tắc “tài khí hơn người, giỏi
bàn quân cơ”, thừa tướng Gia Cát Lượng “hiểu rõ điều tài”, nên “mỗi lúc bàn
luận, gần như thâu đêm”. Mọi người nghĩ xem, Gia Cát Lượng thường công
vụ bộn bề, đâu còn thời gian để thề non hẹn biển, bày trận Long môn? Gia
Cát Lượng thường cùng Mã Tắc bàn luận thâu đêm, đương nhiên vì Mã Tắc
có những hiểu biết đáng ghi nhận. Trong thực tế, Gia Cát Lượng từng làm
theo ý kiến của Mã Tắc. Theo chú dẫn Tương Dương ký của Bùi Tùng Chi