Page 407 - Phẩm Tam Quốc
P. 407
chúng. Như vậy, coi như đã rõ. Ví như có người cho rằng sự việc phải như
thế này: Gia Cát Lượng phán xử Mã Tắc tội chết (giết Tắc để tạ chúng), Mã
Tắc biết tin đã trốn chạy, nhưng lại bị bắt giam vào ngục và chưa kịp chấp
hành án thì đã chết (hạ ngục và đã chết). Tôi thấy khả năng này không nhiều.
Vì theo chú dẫn Tương Dương ký của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí –
Mã Lương truyện, trước lúc lâm chung, Mã Tắc từng có thư gửi Gia Cát
Lượng, nói: Minh công đối xử với Mã Tắc như đối xử với con đẻ của mình,
Mã Tắc tôn kính minh công như với cha mình. Vì vậy xin minh công xử trí
Mã Tắc như Đại Thuấn xử trí Cổn bất lực về trị thủy (mong được như Cổn đã
có công với Vũ), để không phụ ân tình sâu nặng cha con (khiến cho quan hệ
lúc sinh thời không mất đi). Như vậy, Mã Tắc coi như đã chết và không ân
hận (Tắc tuy chết nhưng không hận dưới mồ). Thái độ của Mã Tắc là vậy,
sao có thể trốn chạy để bị bắt lại?
Có điều, không có nhiều khả năng Mã Tắc đã bỏ trốn sau khi bị bắt, nhưng
không có nghĩa Mã Tắc không chạy. Vì có khả năng đã bỏ chạy trước khi bị
bắt. Mọi người nghĩ xem, Mã Tắc đã viết bức thư này vào lúc nào? Trong
Tương Dương ký ghi trước lúc “lâm chung”, cũng tức là sau khi bị giam vào
ngục, bị xử tử hình. Trước đó, là tướng bại trận, có thể xuất phát từ bản năng
đã bỏ chạy. Nhìn lại, sự việc có thể là thế này: Sau khi để mất Nhai Đình, Mã
Tắc đã bỏ trốn (Tắc trốn chạy), nhưng về sau lại bị bắt, hoặc ra đầu thú. Mã
Tắc tự biết không thể thoát tội, mới có thư lên thừa tướng ( mong được như
Cổn đã có công với Vũ). Gia Cát Lượng theo phép đã tuyên bố xử Tắc tội
chết để tạ lỗi quốc dân (giết Tắc để tạ chúng). Có điều, lệnh chưa thi hành,
Mã Tắc đã chết ở trong ngục (hạ ngục và chết).
Suy đoán như vậy có phần hợp ý hơn so với cách nói trước, cũng tạm coi
là xong. Đương nhiên, ở đây vẫn còn thiếu một số tình tiết, như Mã Tắc bị
bắt hay ra đầu thú, không có tài liệu cho hay. Mã Tắc chạy trốn trước khi bị
bắt hay sau đó, cũng không xác định được. Nhưng bất kể là thế nào, Gia Cát
Lượng phán xử tử hình, chừng như là sự thực. Điều này đã có bằng chứng,
vẫn theo Tương Dương ký, sau khi Mã Tắc chết, Tưởng Uyển đến Hán Trung
nói với Gia Cát Lượng, lúc này thiên hạ chưa thực ổn định, là lúc cần người.
Lúc này, giết một người kiệt xuất như vậy, thật đáng tiếc (thiên hạ chưa định
giết người trí mưu, tiếc thay). Sau khi nghe mấy lời của Tưởng Uyển, Gia Cát
Lượng đã rơi lệ kể ra nhiều lý do khiến phải giết Mã Tắc! Nếu Gia Cát
Lượng không giết Mã Tắc thì sao phải giải thích nhiều như vậy. Từ đó thấy
rõ, dù là chết ngoài pháp trường hay chết trong ngục, đều do Cát Lượng xử
Mã Tắc tội chết. Vì vậy, trong Gia Cát Lượng truyện mới nói, Gia Cát Lượng