Page 403 - Phẩm Tam Quốc
P. 403

Thục  Hán,  ta  thấy:  “Người  đến  sau  ngồi  trước,  không  được  thay  đổi;  lấy

               người của mình làm chủ, thêm người ba phía”. Vì phải “lấy người của mình
               làm chủ” nên Gia Cát Lượng là chánh; vì phải “thêm người ba phía”, nên Lý
               Nghiêm là phó. Cũng tức là nói, việc gửi con chính là di chúc chính trị của
               Lưu  Bị  về  cách  dùng  người.  Đó  cũng  là  nguyên  tắc  “người  đến  sau  ngồi
               trước” – một cơ sở chính trị để sau này Gia Cát Lượng có thể phế bỏ vị cố
               mệnh đại thần khác khi có chuyện.

                  Nhưng đây chỉ là điều “đầu tiên” vẫn còn điều “thứ hai”. Thứ hai là “tâm
               tư đế vương” của Lưu Bị. Theo Lý Nghiêm truyện, Tiên chủ truyện và Gia
               Cát Lượng truyện trong Tam quốc chí, chừng vào tháng mười năm Chương
               Vũ thứ II (Công nguyên năm 222), Lưu Bị triệu Lý Nghiêm đến Vĩnh An và

               phong làm Thượng thư lệnh. Năm sau mới triệu Gia Cát Lượng về Vĩnh An,
               tức là vào tháng hai năm Chương Vũ thứ III (Công nguyên năm 223). Từ thời
               gian hai người đến Vĩnh An và từ câu nói “Nghiêm và Gia Cát Lượng cùng
               nhận di chiếu” hiểu rằng, lúc Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng “nếu hắn bất tài,
               ngài cứ tự lấy”, nhiều khả năng Lý Nghiêm cũng có mặt hoặc ít nhiều cũng
               nắm được tình hình. Điều đó thực có ý nghĩa. Có ý nghĩa gì? Một là, Lưu Bị
               có  ý  răn  đe  Lý  Nghiêm:  Gia  Cát  Lượng  là  người  trẫm  tin  tưởng  nhất,  tin

               tưởng tới mức ngài có thể “tự lấy”, không nên ghen tị địa vị với ông ta! Vì Lý
               Nghiêm là đại biểu của số “người cũ”, có khả năng hòa giải giữa mới và cũ,
               cũng có khả năng thúc đẩy người cũ có hành động khác. Đây là con dao hai
               lưỡi, không thể không phòng họa. Vì vậy ngài Điền Dư Khánh cho rằng: vai
               trò của Gia Cát Lượng chính như Chung Quỳ đuổi quỷ và “quỷ đó chính là

               Lý Nghiêm”.
                  Có điều, “ý kiến của kẻ tiểu nhân” tôi, e sự việc không đơn giản như vậy.
               Hoặc nói, chưa chắc Lý Nghiêm đã hiểu như vậy. Cũng có thể Lý Nghiêm
               cho rằng, Lưu Bị đang “dùng quyền lực của vua để đối phó với quyền lực của

               thần”,  bằng  không  sao  phải  để  mình  lưu  giữ  Vĩnh  An?  Không  phải  đang
               ngầm bảo, nếu đúng Gia Cát Lượng bỏ Lưu Thiền và thay thế, thì Lý Nghiêm
               này có thể xuất quân từ Vĩnh An để cứu vua. Đây là khí thế chính trị để Lý
               Nghiêm dám chống lại Gia Cát Lượng. Chính vì vậy, Lý Nghiêm mới đòi
               khai phủ, đòi làm thứ sử Ba châu, mới viết thư muốn Gia Cát Lượng tiếp
               nhận cửu tích, tấn tước xưng vương, còn là để xem Gia Cát Lượng “có bụng

               không  thần  phục”  hay  không.  Lý  Nghiêm  cho  rằng  mình  đã  chấp  hành  di
               huấn chính trị của Lưu Bị, do vậy mới mạnh mẽ khí thế.
                  Đương nhiên, đó là những điều phỏng đoán. Chúng ta luôn muốn tin rằng:
   398   399   400   401   402   403   404   405   406   407   408