Page 401 - Phẩm Tam Quốc
P. 401
cách nhìn xem nhẹ Gia Cát Lượng. Huống hồ cũng khó nói: Lý Nghiêm là
tiểu nhân hay không?
Vậy, đại cục mà Gia Cát Lượng nghĩ tới là cái gì?
Muốn hiểu điều này, phải ngược lên lúc Lưu Bị gửi con. Cũng tức là nói:
vì sao lúc gửi con, Lưu Bị phải sắp xếp Lý Nghiêm, một nhân vật được ngài
Doãn Vận Công coi là “cây vĩ cầm số hai”? Ai cũng biết, Lưu Bị là “thiên hạ
kiêu hùng”, một đời chinh chiến, hiểu rộng biết nhiều, suy nghĩ chu toàn.
Việc sắp đặt của Lưu Bị không thể là sự bồng bột chốc lát, mà là sự suy nghĩ
sâu xa. Vấn đề ở chỗ: Lưu Bị đã suy nghĩ những gì?
Ngài Điền Dư Khánh trả lời là mầm họa tiềm ẩn từ bên trong. Cuốn Thục
sử tứ đề của ngài Điền cho rằng sắp đặt gửi con “Lượng chánh, Nghiêm phó”
là nhằm tiêu trừ mầm họa, củng cố chính quyền; mầm họa tiềm ẩn lớn nhất
của chính quyền Thục Hán không phải là Tào Ngụy, Tôn Ngô, mà là nội bộ
chính quyền Thục Hán. Chính vì mâu thuẫn nội bộ này mà Lưu Bị phải gửi
con một cách khác thường.
Thế là chúng ta lại phải hỏi: Đúng như vậy sao?
Đúng. Chúng ta đều rõ, từ ba thế lực chính trị, Lưu Bị đã xây dựng nên
vương triều Thục Hán hoặc chính quyền Thục Hán. Nhóm thứ nhất là “thế
lực tại chỗ”, bao gồm các quan viên ở Ích châu, ở Lạc Dương, các hào kiệt
địa phương, chúng ta gọi chung là “tập đoàn Ích châu”. Nhóm thứ hai, “bộ cũ
của Lưu Chương” gồm những người theo cha con Lưu Yên vào Thục và
những người sau này của Lưu Chương, chúng ta gọi chung là “tập đoàn Đông
Châu”. Nhóm thứ ba là “thân tín của Lưu Bị”, bao gồm những cốt cán (như
Quan Vũ, Trương Phi) của Lưu Bị và những người sau này theo Lưu Bị (như
Mã Siêu), chúng ta gọi chung là “tập đoàn Kinh châu”. Ba nhóm thế lực này,
hình thành mối quan hệ đến trước sau, hình thành những mâu thuẫn chủ
khách, mới cũ vô cùng phức tạp. Lúc cha con Lưu Yên vào Thục, tập đoàn
Ích châu là chủ là cũ; tập đoàn Đông Châu là khách, là mới. Chủ khách, mới
cũ đã từng gặp nhau bằng đao bằng kiếm. Sau khi Lưu Bị vào Thục, quan hệ
đã thay đổi. Tập đoàn Đông Châu vốn là khách, là mới, nay trở thành chủ,
thành cũ. Mâu thuẫn giữa chủ khách, mới cũ đã biến thành mâu thuẫn giữa
tập đoàn Kinh châu và Ích châu, giữa Đông Châu và Ích châu vẫn luôn luôn
tồn tại. Chính quyền Thục Hán của Lưu Bị được xây dựng trên ba mối mâu
thuẫn nặng nề đó, rõ ràng không phải là việc dễ chơi.
Càng không dễ chơi là việc Lưu Bị thảm bại ở Khiếu Đình và Di Lăng
khiến một số kẻ xuẩn ngốc vốn bất mãn từ trước bắt đầu manh động. Theo