Page 397 - Phẩm Tam Quốc
P. 397
Bách quan chí, trong số các tướng quân thứ bậc từ cao đến thấp là, Đại tướng
quân, Phiêu Kỵ tướng quân, Xa Kỵ tướng quân, Vệ tướng quân và Phiêu Kỵ
tướng quân “xếp sau thừa tướng”; Xa Kỵ tướng quân, Vệ tướng quân rồi
Tiền, Hậu, Tả, Hữu tướng quân “xếp sau thượng khanh”. Lý Nghiêm từ Tiền
tướng quân thăng làm Phiêu Kỵ tướng quân, địa vị được tăng thêm một bậc.
Hơn nữa, người con là Lý Phong còn được là Giang Châu đô đốc, thống soái
quân đội Giang Châu.
Vậy thì ở đây có vấn đề gì?
Nhìn bề ngoài thì thấy, Lý Nghiêm đang từng bước lên cao. Nhưng so với
Gia Cát Lượng thì mọi mặt đều không bằng. Trước hết, Gia Cát Lượng trong
triều, Lý Nghiêm ở ngoài. Gia Cát Lượng ở gần vua, nắm việc triều chính,
bất kể lớn bé, Gia Cát Lượng lo liệu mọi việc (chính sự bất kể là lớn bé đều
do Lượng quyết), Lý Nghiêm không thể thêm, bớt được một lời nào, vì Lý
Nghiêm lưu giữ Vĩnh An (Phụng Tiết ngày nay), về sau lại dời đến Giang
Châu (Trùng Khánh ngày nay), có thể nói luôn ở xa trung tâm chính trị, trung
tâm quyền lực. Điểu này thật bất lợi cho Lý Nghiêm. Ở xa Thành Đô, Lý
Nghiêm không được tham gia triều chính, khó lòng phò tá thiếu chúa, tách
khỏi quan hệ quan trường, không còn cơ hội để tự thể hiện. Việc Nam chinh
Bắc chiến Lý Nghiêm không biết, việc tuyển chọn nhân tài Lý Nghiêm cũng
không có phần; hết đường gần gũi với người trên kẻ dưới, mất hết khả năng
nêu danh tỏ chí. Theo cách nói ngày nay, Lý Nghiêm có nguy cơ bị “gạt ra
rìa”. Sau này trong cuộc đấu tranh nơi quan trường Lý Nghiêm lại thất bại,
không thể nói đó không phải là một nguyên nhân tiềm ẩn.
Ở đây như có một câu đố, vì sao Lý Nghiêm không vào triều? Lý Nghiêm
không muốn hay Gia Cát Lượng không cho? Sau lúc gửi con, Gia Cát Lượng
trở về Thành Đô nắm giữ triều chính, Lý Nghiêm lưu giữ Vĩnh An, trấn thủ
biên quan. Xét từ câu nói “để Nghiêm là Trung Đô hộ, lo việc quân trong
ngoài, lưu giữ Vĩnh An thì đây là sự sắp đặt của Lưu Bị. Vậy, vì sao Lưu Bị
lại sắp đặt như thế? Là sự sắp đặt tạm thời hay lâu dài? Nếu là tạm thời thì vì
sao sau này không thay đổi? Nếu là lâu dài thì Lưu Bị đã suy nghĩ những gì?
Tiếc là, chúng ta không thể biết về những điều này.
Điều có thể khẳng định là, tuy đều là cố mệnh đại thần nhưng về nhiều
mặt, Lý Nghiêm không thể bằng Gia Cát Lượng. Ví dụ, Gia Cát Lượng có
đầy đủ cơ quan hành chính, hệ thống quan lại của riêng mình (khai phủ làm
việc), Lý Nghiêm không có; Gia Cát Lượng kiêm nhiệm quan viên địa
phương (lĩnh Ích châu mục), Lý Nghiêm không thể. Thêm nữa, một người