Page 393 - Phẩm Tam Quốc
P. 393
chịu trách nhiệm thực tế về mọi mặt chính trị. Hoàng đế cầm quyền nhưng
không phụ trách, tể tướng phụ trách nhưng lại không có chủ quyền, một khi
đất nước có chuyện, hoàng đế với danh nghĩa là người cầm quyền có thể
trách vấn tể tướng và chính phủ, tể tướng và chính phủ cũng không thể không
thừa nhận trách nhiệm chính trị. Như vậy, chính phủ do tể tướng cầm đầu có
khả năng trở thành “nội các có trách nhiệm” hoặc “chính phủ bị trách vấn”.
Giai đoạn mà Gia Cát Lượng chủ chính trong chính quyền Thục Hán là như
vậy. Xuất sư biểu nói: “Xin bệ hạ cho thần đi đánh giặc để phục hưng; nếu
không kết quả sẽ trị tội thần, bẩm cáo với tiên đế”. Như vậy là tốt nhất, vừa
được “nắm quyền” vừa được “trách vấn”. Ngược lại, hoàng đế thân chính là
không hay. Hoàng đế tự mình nắm quyền lại tự mình thân chính thì một khi
đất nước có chuyện thì không có người phụ trách, không biết trách vấn ai,
như vậy là không hay. Vì vậy cần phải “vua ngồi đấy tướng làm việc”, như
Lưu Thiền từng nói: “chính, do họ Cát, tế, do quả nhân”. Tiếc rằng, Gia Cát
Lượng vừa tạ thế thì người mất, chính nghỉ. Phải nói là rất đáng tiếc.
Hai là “đường xa việc nặng, không dám rời tay”. Xuất sư biểu nói: “tiên đế
biết thần thận trọng, trước khi băng hà đã giao việc lớn. Từ lúc nhận lệnh
ngày đêm lo nghĩ, chỉ e việc giao không thành, phương hại đến sự sáng suốt
của Tiên đế”. Đây là lời thực, Gia Cát Lượng là người rất có trách nhiệm. Sợ
việc làm không tốt, Gia Cát Lượng không yên tâm với người khác. Thà chịu
mệt mỏi, không chịu buông tay. Có thể trong mắt Gia Cát Lượng, Lưu Thiền
chỉ là đứa trẻ, sao có thể phó thác đất nước cho Lưu Thiền?
Ba là “trong ngoài đầy khó khăn, nguy cơ từ bốn phía”. “Xuất sư biểu”
nói: “Thiên hạ chia ba, Ích châu mệt mỏi, nguy cấp tồn vong đang cận kề”.
Đây cũng là lời thực. Lúc Gia Cát Lượng tiếp quản toàn bộ chính quyền
Thục, nước Thục có nhiều khó khăn. Bắc có Tào Ngụy, đông có Đông Ngô,
bề ngoài thì nội bộ chính quyền Thục Hán là hòa thuận, nhưng thực tế thì có
nhiều mâu thuẫn nặng nề. Chính vì nhiều mối mâu thuẫn phức tạp nặng nề
đó, Gia Cát Lượng bị áp lực lớn, cần phải thận trọng tỉ mỉ xử lý quan hệ giữa
mình và đồng liêu, giải quyết nhiều vấn đề gay gắt căng thẳng. Và cũng chỉ
có Gia Cát Lượng mới có thể xử lý tốt. E đó cũng là một trong số nguyên
nhân khiến Gia Cát Lượng không thể dễ dàng trả lại chính quyền cho vua.
Vậy, trong nội bộ chính quyền Thục Hán có những mâu thuẫn gì? Điều cốt
lõi ở đó là thế nào? Gia Cát Lượng đã giải quyết ra sao?