Page 388 - Phẩm Tam Quốc
P. 388

cho  vua,  và  cũng  không  biết,  trong  kế  hoạch  của  mình,  bao  giờ  Gia  Cát

               Lượng mới để Lưu Thiền từ một “Hoàng đế kiến tập” biến thành “Hoàng đế
               tại chức”. “Thời gian thực tập” của Lưu Thiền hầu như chưa đủ, hầu như
               không thể “chuyển thành chính thức”. Xin hỏi, nếu bạn là Lưu Thiền, liệu có
               vui được không?

                  Như bị giam lỏng, luôn được dạy bảo, khó lòng thân chính, cả ba điều này
               cộng lại thì hẳn là Lưu Thiền không vui. Vì vậy, chúng ta muốn hỏi vấn đề
               thứ tư: Vì sao Gia Cát Lượng không chịu trả lại chính quyền cho vua?

                  Cách nói thông thường là Lưu Thiền quá kém. Một Lưu A Đẩu vực mãi
               không xong! Giao cả nước Thục cho hắn, chẳng phải là hết sao? Có chứng cứ
               gì mà nói vậy? Có. Có bốn chứng cứ. Thứ nhất, thân tín là lũ tiểu nhân. Điều
               này, mọi người đều biết, không cần phải nói. Hơn nữa, thân tín là tiểu nhân e
               đã được dự báo từ trước, nếu không thì sao trong Biểu ra quân của mình Gia
               Cát Lượng đã phải nói Tiền Hán, Hậu Hán như thế này như thế kia.

                  Thứ hai, không đánh mà hàng. Điều này, mọi người cũng đã biết. Hơn nữa,
               theo chú dẫn Hán Tấn Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí –
               Hậu chủ truyện, khi Lưu Thiền chuẩn bị đầu hàng, người con thứ năm – Bắc

               Địa  vương  Lưu  Thầm  đã  tỏ  rõ  thái  độ  phản  đối.  Lưu  Thầm  nói  với  phụ
               hoàng, cho dù chúng ta đã cùng đường, bại trận, thì cũng nên vua tôi, cha con
               đổng tâm hiệp lực, xả thân vì đất nước đánh trận cuối ở Bối Thủy. Như vậy
               mới xứng với Tiên đế! Nhưng Lưu Thiền vẫn không nghe, Lưu Thầm chạy
               thẳng tới miếu Lưu Bị khóc lóc, rồi sau đó cả nhà cùng tự sát. Sánh với hành
               động của Lưu Thầm phải chăng Lưu Thiền càng tỏ ra hèn yếu?

                  Thứ ba, vong ân bội nghĩa. Theo chú dẫn Vân Biệt truyện của Bùi Tùng
               Chi  trong  Tam  quốc  chí  –  Hậu  chủ  truyện,  năm  Cảnh  Diệu  thứ  III  (Công
               nguyên năm 260), Lưu Thiền truy ích cho các tướng quân quá cố, Quan Vũ,
               Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung đều được truy tặng. Quan Vũ là Tráng

               mâu  hầu,  Trương  Phi  là  Hoàn  hầu,  Mã  Siêu  là  Uy  hầu,  Hoàng  Trung  là
               Cương  hầu,  chỉ  mình  Triệu  Vân  là  không  được  phong.  Về  sau  nhờ  có
               Khương Duy và mấy người khác tỏ thái độ bất bình, nên mãi tới năm thứ hai
               mới truy ích Triệu Vân là Thuận Bình hầu. Triệu Vân là đại công thần trong
               tập đoàn Lưu Bị và còn là đại ân nhân của Lưu Thiền. Truy ích cho cố nhân,
               nhưng lại không nhớ tới Triệu Vân, phải nhờ người khác nhắc nhở, thế chẳng
               phải là vong ân bội nghĩa sao?

                  Thứ  tư,  không  có  tình  cảm.  Theo  chú  dẫn  Hán  Tấn  Xuân  Thu  của  Bùi
               Tùng Chi trong Tam quốc chí – Hậu chủ truyện, sau khi đầu hàng, Lưu Thiền
   383   384   385   386   387   388   389   390   391   392   393