Page 392 - Phẩm Tam Quốc
P. 392

Sự kiện thứ hai là: tháng sáu, Diên Hi năm đầu (Công nguyên năm 238),

               Tư Mã Ý dẫn quân tới Liêu Đông đánh Công Tôn Uyên. Dưới con mắt người
               Thục lúc đó, đây là cơ hội Bắc phạt có lợi. Nhưng Lưu Thiền lại có lệnh cho
               Tưởng  Uyển  một  cách  bình  tĩnh  và  khách  quan.  Trong  Tam  quốc  chí  –
               Tưởng Uyển truyện, Lưu Thiền nói: năm đó Trần Thắng, Ngô Quảng đã khởi
               nghĩa dấy lên làn sóng phản Tào khắp trong ba quận ở Liêu Đông! Xem ra
               trời  xanh  đã  muốn  hủy  diệt  Tào  Ngụy  rồi.  Mong  ái  khanh  chuẩn  bị  hành
               trang, thống lĩnh ba quân tiến vào Hán Trung. Chờ khi quân Ngô bắt đầu

               hành động (bên Ngô cử động), đông tây hai mặt cùng ứng hợp (đông tây ở
               thế ỷ giốc) và khi nội bộ nước Ngụy xuất hiện vấn đề là có thế bắt đầu tấn
               công (thừa dịp chúng sơ hở). Tốt nhất là chờ “bên Ngô cử động, đông tây ở
               thế ỷ giốc, thừa cơ địch sơ hở”! Thực ra đây là lời cảnh giới Tưởng Uyển,
               không nên khinh xuất, manh động, kẻo lại rơi vào vết xe đổ người đi trước,
               vất vả mà chẳng ăn thua gì. Người kém cỏi lại biết vậy sao? Không!

                  Từ đó cho thấy, Lưu Thiền không hề kém cỏi như mọi người từng nghĩ. Sở
               dĩ Lưu Thiền phải tỏ ra kém cỏi bởi vì đất nước (Lưu Bị, Gia Cát Lượng) và
               đối thủ (Tôn Quyền, Tư Mã Ý) quá mạnh, vả mình chỉ là vua mất nước. Nếu
               là thời bình, thiên hạ là một thì Lưu Thiền rất có thể là “vị vua giữ thành” rất

               tốt.
                  Lúc này chúng ta lại cần phải hỏi tiếp: vì sao Gia Cát Lượng lại độc chiếm

               đại quyền, không chịu hoàn trả cho vua?
                  Một cách nói là, Lưu Thiền chưa có kinh nghiệm chấp chính. Như trong
               chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Hậu chủ truyện,
               nói: Gia Cát Lượng “nắm quyền trong ngoài, vì sợ Thiền chưa quen chấp

               chính”.  Quen  giống  như  thuần  thục.  Gọi  là  “chưa  quen”  cũng  tức  là  chưa
               quen thuộc. Lưu Thiền chưa từng làm hoàng đế, đương nhiên là chưa quen
               với công việc hành chính. Vậy, nếu “quen” thì sao? Hơn nữa, không để Lưu
               Thiền thực tập, thực hành cụ thể thì “quen” thế nào được? Vì vậy, lời nói đó
               không hợp lý, hoặc đó chỉ là lời giải thích không mấy thuyết phục.

                  Tôi đoán, có thể có ba nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng làm như vậy.

                  Một là “buổi đầu nhà Hán, vua giả tướng thật”. Trong cuốn Đế quốc đích
               trù trướng, tôi từng nói, trong lịch sử Trung Hoa đế quốc cơ cấu chính quyền
               trung ương buổi đầu thời Tây Hán là cơ cấu tốt nhất. Điều hợp lí nhất là phân
               chia  thành  “cung  đình”  và  “triều  đình”  hoặc  “hoàng  quyền”  và  “tướng
               quyền”. Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia, tượng trưng cho việc thống nhất
               đất nước; tể tướng là đầu não của chính phủ cùng các quan quản lý quốc gia,
   387   388   389   390   391   392   393   394   395   396   397