Page 396 - Phẩm Tam Quốc
P. 396
khác. Như bức thư của Phục Hoàng hậu, tôi ngờ rằng có thể do Tào Tháo tạo
ra. Đương nhiên, Gia Cát Lượng không thể ngụy tạo ra thư của Lý Nghiêm,
nhưng không có nghĩa “tội hành” và “tội chứng” của Lý Nghiêm chỉ dựa vào
mấy bức thư đó. Cũng tức là khẳng định Lý Nghiêm có vấn đề và vấn đề
không đơn giản như vậy. Nhưng điều đó không quan trọng. 1- Lý Nghiêm
“tất cả đã hết, cúi đầu tạ tội”. Điều đó nói rõ, chí ít Gia Cát Lượng đã nắm
được thóp của Lý Nghiêm. 2- Quần thần ủng hộ. Theo chú dẫn của Bùi Tùng
Chi trong Tam quốc chí – Lý Nghiêm truyện, lúc Gia Cát Lượng dâng thư, có
tới hơn hai mươi người khác liên danh, trong số đó có Ngụy Diên, Dương
Nghi, Đặng Chi, Lưu Ba, Phí Y; Khương Duy. Thế rồi Lý Nghiêm bị phế
truất xuống làm dân thường, lưu đày đến Tử Đồng (tên quận, nhiệm sở tại
huyện Tử Đồng, Tứ Xuyên ngày nay). Ba năm sau, tức là vào thời Thục Hán
năm Kiến Hưng thứ XII (Công nguyên năm 234), nghe nói Gia Cát Lượng tạ
thế, Lý Nghiêm cũng phát bệnh mà chết.
Lý Nghiêm bị phế, rõ ràng là sự kiện lớn đối với chính quyền Thục Hán,
và băng dày ba thước không phải cái lạnh của một ngày. Cũng tức là nói: Gia
Cát Lượng từ lâu đã muốn giải quyết vấn đề Lý Nghiêm. Việc lần này là
thêm vào một cơ hội mà thôi. Vì vậy, chúng ta lại muốn hỏi: vì sao Gia Cát
Lượng phải phế bỏ Lý Nghiêm?
Có hai quan điểm. Một quan điểm cho rằng, Lý Nghiêm bị phế vì muốn
tranh quyền đoạt lợi, tự chuốc họa diệt vong. Quan điểm khác lại nói, Gia Cát
Lượng giở trò quyền thuật bài xích người khác nhau. Hai chiếc đinh nhọn đối
đầu nhau. Trước hết chúng ta cần phải làm rõ mọi tình huống.
Tình huống nói chung là thế này. Theo Gia Cát Lượng truyện và Lý
Nghiêm truyện trong Tam quốc chí, sau lúc được triệu về Vĩnh An nhận lời
gửi con của Lưu Bị, Gia Cát Lượng trở về Thành Đô, Lý Nghiêm lưu giữ
Vĩnh An. Lưu Thiền kế vị, phong Gia Cát Lượng là Võ Hương hầu, Lý
Nghiêm là Đô Hương hầu. Gia Cát Lượng khai phủ làm việc, lĩnh Ích châu
mục; Lý Nghiêm có giá tiết (có thượng phương bảo kiếm) thêm hàm Quang
lộc huân (Vệ đội trưởng cung đình). Năm Kiến Hưng thứ IV (Công nguyên
năm 226), Lý Nghiêm từ Phò Hán tướng quân thăng lên Tiền tướng quân.
Phò Hán tướng quân là “Tạp hiệu tướng quân”, cấp bậc thấp. Tiền tướng
quân là “danh hiệu tướng quân” cấp bậc tương đối cao. Hơn nữa, Quan Vũ
từng đảm nhiệm qua chức vụ này, có thể nói Lý Nghiêm càng thêm mát mặt.
Năm Kiến Hưng thứ VIII (Công nguyên năm 230), Lý Nghiêm lại từ Tiền
tướng quân thăng lên Phiêu Kỵ tướng quân. Theo chú dẫn Hậu Hán thư –