Page 400 - Phẩm Tam Quốc
P. 400
phó thủ như Lý Nghiêm luôn luôn “bị phản kích”, đương nhiên Lý Nghiêm
sẽ “tỏ ra mạnh mẽ, không phục không theo, tìm cơ hội phản kích lại”.
Cũng có thể có người hỏi: vì sao Gia Cát Lượng không thể cho Lý Nghiêm
một ít quyền lực? Ngài Doãn Vận Công cho rằng, vì Gia Cát Lượng là “một
chính trị gia muốn có quyền lực cao nhất”. Tác phong của Gia Cát Lượng là
“quyền lớn độc chiếm, quyền nhỏ không phân chia” (đúng là “chính sự dù
lớn bé, đều do Lượng quyết”). Cho dù là người cùng được gửi con cũng phải
cách xa ra, còn Lý Nghiêm lại không chịu được cảnh đó. Bi kịch của Lý
Nghiêm chính ở chỗ không muốn là một cố mệnh đại thần hữu danh vô thực.
Còn “Gia Cát Lượng, người say mê quyền lực” lại “không hề muốn người
khác dính vào quyền lực tối cao”, vì vậy mới là nước lửa không thể dung. Kết
quả, “người giỏi chơi trò quyền lực như Gia Cát Lượng” đã tóm đúng “sơ hở
của Lý Nghiêm”, ra tay cho Lý Nghiêm đo ván, không gượng dậy nổi.
Thế là lúc này chúng ta đã có hai ý kiến khác nhau rõ rệt. Theo ngài Từ
Minh Hiệp đại diện các nhà sử học thì thực chất cuộc đấu tranh giữa Nghiêm
Lượng là, Lý Nghiêm tiến công điên cuồng nhằm tranh quyền đoạt lợi, Gia
Cát Lượng xét về toàn cục thì cái gì có thể nhường đã nhường. Nhưng cuộc
đấu tranh đó lại diễn ra theo một đường vòng: tấn công, nhường nhịn; lại tấn
công, lại nhường nhịn; cho tới lúc Lý Nghiêm tự chuốc họa vào thân. Ngược
lại, theo ngài Doãn Vận Công đại diện các sử gia khác, thực chất cuộc đấu
tranh giữa Nghiêm Lượng, là Gia Cát Lượng say mê quyền lực, áp chế đồng
sự, Lý Nghiêm theo lý về quyền lực, ra sức chống lại. Cuộc đấu tranh đó diễn
ra theo đường vòng: áp chế, chống áp chế; lại áp chế, lại chống áp chế, tận
khi Lý Nghiêm ra quân bất lợi dẫn tới máu chảy đầu rơi.
Xem ra điều này thực thú vị.
Từ Minh Hiệp và Doãn Vận Công là hai sử gia nghiêm túc, tài liệu họ
dùng đều có ghi chép trong chính sử, những điều họ nói không phải là không
có lý, nhưng hai kết luận của họ lại khác hẳn nhau. Điều này nói lên cái gì?
Nói lên rằng, đem nhân phẩm đạo đức của con người mà xét sự kiện lịch sử
là không đúng. Lấy việc để nói việc cũng không được. Chúng ta đều biết,
ngòi lửa dẫn đến những cuộc đấu tranh về chính trị thường là những sự việc
nhỏ. Sự việc nhỏ dẫn đến sự kiện lớn, đằng sau nó phải có nguyên nhân lớn.
Huống hồ Gia Cát Lượng là nhà chính trị lớn, người đứng đầu chính quyền
Thục Hán tất phải nghĩ đến đại cục, toàn cục. Vì vậy, nhận định Lý Nghiêm
là tiểu nhân là “phần tử ghê gớm”, coi cuộc đấu tranh giữa Lý Nghiêm và Gia
Cát Lượng là việc tranh giành giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân cũng là