Page 402 - Phẩm Tam Quốc
P. 402

Hoa Dương quốc chí, sau khi Lưu Bị bại trận lui về Vĩnh An, tháng mười

               một sinh bệnh, tháng mười hai Hán gia Thái thú Hoàng Nguyên làm phản
               (tháng ba năm sau thì bị bắt). Và theo Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện,
               sau khi Lưu Bị qua đời, các quận ở khu vực Nam Trung đều đứng lên làm
               phản (các quận ở Nam Trung đều phản loạn). Có thể nói, Lưu Bị dựng nước
               trên cơ sở yếu; Di Lăng chiến bại làm trời long đất lở.

                  Rõ ràng đây là việc làm Lưu Bị lo nghĩ nhiều và chỉ có Gia Cát Lượng mới
               san sẻ bớt được nỗi buồn đó. Đây chính là nguyên nhân Lưu Bị “gửi con cho
               Gia Cát Lượng”. Vậy, vì sao còn phải để Lý Nghiêm làm phó? Bởi không thể
               không nghĩ tới hai nhóm có thế lực khác. Tức là, trong số “người cũ” cũng
               cần phải có đại biểu và Lý Nghiêm là nhân vật thích hợp nhất. Theo Tam

               quốc chí – Lý Nghiêm truyện, Lý Nghiêm nguyên là người Kinh châu (Nam
               Dương), từng làm việc dưới quyền Lưu Biểu, là người năng nổ, nổi tiếng một
               thời (có tài cán). Tào Tháo xuống phía nam, Lưu Tôn đầu hàng, Lý Nghiêm
               chạy về hướng tây, đến chỗ Lưu Chương. Lưu Bị vào Thục Lý Nghiêm sang
               hàng Lưu Bị. Vì vậy, Lưu Bị chọn Lý Nghiêm ngoài ba nguyên nhân nói
               trong Nghĩa Môn độc thư ký của Hà Trác đời Thanh: “Cựu thần đất Thục,
               đáng được khích lệ”; “Đất Kinh về Tào, riêng Nghiêm chạy về hướng Tây”;

               “quản  dân  trị  giặc,  mưu  lược  có  thừa”,  e  còn  vì  trong  số  “người  cũ”,  Lý
               Nghiêm có quan hệ mật thiết, tốt nhất với “tập đoàn Kinh châu” của Lưu Bị.

                  Đương nhiên, điều quan trọng nhất là Lý Nghiêm có nhiều tính chất đại
               diện. Phần trên đã nói: chính quyền Thục Hán được xây dựng từ ba thế lực
               chính trị khác nhau. Trong con mắt của Lưu Bị sức mạnh của ba lực lượng đó
               là khác nhau. Trong cơ cấu chính quyền lúc đó dễ dàng nhận thấy, tập đoàn
               Kinh châu là chủ thể, tập đoàn Đông Châu là đối tượng đoàn kết, tập đoàn
               Ích châu là đối tượng phải lưu tâm. Không có gì là lạ, bởi vì tập đoàn Kinh
               châu do Lưu Bị cầm đầu là thế lực mới, từ ngoài đến. Họ cần có điều kiện để

               vững chân ở Ích châu, không thể không đoàn kết, dựa vào thế lực đến sớm
               hơn họ. Đó chính là tập đoàn Đông Châu. Tập đoàn Đông Châu nửa mới nửa
               cũ, vừa là khách vừa là chủ, họ có thể có tác dụng làm thông suốt hai bên
               mới, cũ. Và như vậy, Lý Nghiêm vừa thuộc tập đoàn Đông Châu vừa gần gũi
               với tập đoàn Kinh châu. Lý Nghiêm trở thành người được chọn, gửi gắm hy
               vọng sau này.

                  Trong thực tế, Lưu Bị đã suy nghĩ trước việc sắp xếp đó. Trước hết đã thể
               hiện được nguyên tắc cơ bản trong xử lý mới, cũ. Nguyên tắc này tuy không
               được ghi chép rõ ràng, nhưng từ cách sắp xếp quan chức trong chính quyền
   397   398   399   400   401   402   403   404   405   406   407