Page 406 - Phẩm Tam Quốc
P. 406

§39. ĐAU NHƯ CẮT RUỘT

                  Lý Nghiêm bị phế truất còn là một nghi án, thì cái chết của Mã Tắc cũng là
               một câu đố. Tam quốc chí có ba cách ghi chép lúc Mã Tắc thất thế; lịch sử

               cũng có ý kiến khác nhau về việc Gia Cát Lượng “gạt lệ chém Mã Tắc”. Vậy,
               vì sao Gia Cát Lượng phải thẳng tay trừng trị Mã Tắc và vì sao còn phải rơi
               lệ? Ngoài việc quân kỷ nghiêm minh, chấp pháp như sơn, đằng sau việc Gia
               Cát Lượng “giết Tắc để tạ chúng” liệu còn có điều gì khó nói, không muốn
               cho mọi người hay?

                  Tập trước chúng ta nói Lý Nghiêm bị phế, tập này nói đến cái chết của Mã
               Tắc.

                  Ở Trung Quốc nhà nhà người người đều biết chuyện của Mã Tắc. Diễn
               nghĩa có Gạt lệ chém Mã Tắc, kinh kịch có Mất Nhai Đình, Không Thành
               Kế, Chém Mã Tắc, gọi chung là Thất Không Trảm, là những vở diễn để đời.
               Không kể là tiểu thuyết hay vở diễn, về mặt nghệ thuật đều hết sức tinh tế.
               Nhưng nếu muốn nói rõ về chân tướng lại là việc hết sức khó khăn. Như sau
               bại trận ở Nhai Đình, Mã Tắc sống hay chết cũng không nói được rõ ràng.
               Chúng ta đều biết, trong Tam quốc chí không có truyện về Mã Tắc. Chỉ có

               thể qua truyện của người khác mà biết về kết cục của Mã Tắc, những ghi
               chép  liên  quan  trong  Tam  quốc  chí  lại  không  thống  nhất.  Gia  Cát  Lượng
               truyện nói: sau khi đưa quân về Hán Trung, Gia Cát Lượng đã “giết Tắc để tạ
               chúng”. Vương Bình truyện cũng nói “Thừa tướng Lượng giết luôn Mã Tắc”.
               Theo đó, chính Gia Cát Lượng đã giết Mã Tắc. Mã Lương truyện lại nói:

               “Lượng, quân không tiến được, phải lui về Hán Trung, Tắc bị giam vào ngục
               và chết, Lượng đã rơi lệ”. Như vậy Mã Tắc bị hạ ngục và chết trong ngục.
               Cách nói trong Hướng Lãng truyện còn khác hơn, “Tắc bỏ trốn, Lãng biết
               nhưng không nói, Lượng bực bội, cho miễn quan Lãng trả về Thành Đô”.
               Theo đây thì Mã Tắc đã chạy, liên lụy tới bạn thân, Lãng bị bãi quan. Cùng là
               một người (Trần Thọ), cùng là một cuốn sách (Tam quốc chí) với ba cách nói
               khác nhau. Xem thế mới biết ghi chép sử sách là việc khó khăn.

                  Vậy, cuối cùng thì Mã Tắc thế nào? Trốn chạy, bị giết hay chết ở trong
               ngục?

                  Theo  tôi,  Mã  Tắc  bị  giết.  Bởi  vì  những  điều  ghi  trong  Gia  Cát  Lượng
               truyện  là  đúng,  hơn  nữa  cách  nói  trong  ba  truyện  khác  cũng  có  thể  thống
               nhất. Trên thực tế, “giết Tắc để tạ chúng”, cũng có thể là phán xử tử hình,
               không nhất thiết phải làm rõ thân phận, trói giải ra hình trường, chém đầu thị
   401   402   403   404   405   406   407   408   409   410   411