Page 408 - Phẩm Tam Quốc
P. 408
“giết Tắc để tạ chúng”, Vương Bình truyện nói là “thừa tướng Lượng đã giết
Mã Tắc”. Vì vậy, nếu không cần đi vào những vấn đề hóc búa không đâu thì
cách nói “gạt lệ chém Mã Tắc” hoàn toàn có thể tin được.
Từ đây lại có hai vấn đề khác. Một, Mã Tắc có đáng phải chết không? Hai,
Gia Cát Lượng muốn giết không?
Nói tới có đáng phải chết không. Trước lúc đó đã có nhiều tranh luận, về
sau mỗi người nói một kiểu. Tưởng Uyển cho là không nên giết. Nhà sử học
Tập Tạc Xỉ thời Đông Tấn đã có bài viết khá dài, thậm chí còn cho rằng Gia
Cát Lượng không thể thắng được Tào ngụy, nguyên nhân là ở đây (Gia Cát
Lượng không thể chiếm được thượng quốc, không dễ chút nào). Tập Tạc Xỉ
nói, Thục Hán vốn bé nhỏ (một vùng hẻo lánh), rất ít nhân tài (ít người tài
như thượng quốc), nhưng lại “giết người tuấn kiệt”! Dùng người như vậy,
muốn thành sự nghiệp, chẳng phải khó sao)? Vì vậy Tạp Tạc Xỉ nói, đối xử
với Mã Tắc như vậy, Gia Cát Lượng thực không phải là người sáng suốt (khó
nói là người có trí).
Tưởng Uyển là thân tín của Gia Cát Lượng, Tập Tạc Xỉ là người đầu tiên
trong lịch sử coi Tào Tháo là kẻ “thoán nghịch” và chủ trương lấy Thục Hán
là chính thống. Họ không thành kiến gì với Gia Cát Lượng, nhưng đều phê
phán việc giết Mã Tắc, thực đáng suy nghĩ. Trong những năm tháng chiến
tranh, không nên tùy tiện giết các tướng lĩnh. Vì thắng bại là sự thường của
binh gia mà nhân tài là của quý để giành thắng lợi. Nếu cứ bại trận là giết, thì
liệu sẽ có bao nhiêu người để ngài giết đây? Vả lại bên ta giết một nhân tài
thì bên địch lại thêm một phần thắng lợi, lẽ nào không phải là việc làm người
thân sinh đau khổ, kẻ thù thêm sung sướng sao? Đó chính là nguyên nhân để
Tưởng Uyển và Tập Tạc Xỉ phê bình Gia Cát Lượng. Ví như Tưởng Uyển
nói, “Sở giết Đắc Thần, Văn Công vui sướng biết chừng nào”. Tập Tạc Xỉ
cũng nói “Sở Thành giết Đắc Thần để càng thêm bại”. Hai người cùng nhắc
tới một điển tích, một trận đánh ở Thành Bộc giữa hai quân Sở, Tấn, câu
chuyện được ghi trong Xuân Thu và Tả truyện vào thời Hi Công năm thứ
XXVIII. Nhân vật trong truyện là Đắc Thần còn gọi là Từ Ngọc, là thống
soái quân Sở lúc đó, quân Sở bại trận, Sở Thành vương sai sứ đến gặp Đắc
Thần, nói: Các hạ trở về đất phong, không biết bà con làng xóm nghĩ thế nào
đây (đại phu trở về gặp lại người già trẻ nhỏ ra sao đây)? Như Đỗ Dự nói
trong Tập giải, “gặp lại các bậc phụ lão sao đây”. Đắc Thần chẳng còn cách
nào khác là tự sát. Tuy nói là Đắc Thần tự sát, nhưng là do Thành vương bức
chết, vì vậy Xuân Thu nói, “Sở giết đại phu Đắc Thần”. Kẻ thù lấy làm phấn