Page 404 - Phẩm Tam Quốc
P. 404

nguyện vọng của Lưu Bị là mong sao người mới người cũ cùng hòa hợp, ba

               tập đoàn Kinh châu, Đông Châu, Ích châu đồng tâm hiệp lực.
                  Lúc này nhìn lại mới thấy, Lưu Bị tuy đã lao tâm khổ tứ, nhưng nguyện
               vọng đó được thực hiện không nhiều. Một mặt, Gia Cát Lượng quá ư chặt
               chẽ, chỉ nhường danh không nhường quyền. Mặt khác, người người luôn thất

               vọng về Lý Nghiêm. Thứ nhất, tự thấy mình quá cao, khó khăn cộng tác.
               Thời đó dân gian còn có câu “Người Lý có vẩy lân, khó khăn để gần gũi”, ý
               là, trên người Lý Nghiêm có vẩy lân, đụng vào không dễ (Hương đảng cho
               rằng không thể gần). Trong Thái Bình ngự lãm dẫn Giang Biểu truyện và
               Tam quốc chí – Trần Chấn truyện đều có ghi điểm này. Thứ hai, sớm Tần tối
               Sở,  gây  chuyện  li  gián.  Theo  Tam  quốc  chí  –  Trần  Chấn  truyện,  Gia  Cát

               Lượng  từng  có  thư  cho  Tưởng  Uyển  và  Đổng  Doãn,  ta  thường  nghĩ  Lý
               Nghiêm chỉ là khó hợp tác, cho rằng (người có vẩy lân thì không nên phạm
               vào), nào ngờ lại còn “có việc như Tô Trương”. Cũng “lo việc ngoại giao”
               như Tô Tần, Trương Nghi. Như vậy là phá hoại sự đoàn kết nhất trí trong nội
               bộ chính quyền. Thứ ba, còn có cả binh quyền hòng chống lại triều đình. Ví
               như chuyện Lý Nghiêm muốn làm thứ sử Ba châu, Gia Cát Lượng cho là
               muốn lập một vương quốc riêng. Lý Nghiêm muốn khai phủ, Gia Cát Lượng

               cho là muốn chống lại trung ương.
                  Gia Cát Lượng cảm thấy khó xử. Gia Cát Lượng hiểu rõ, là thừa tướng

               phải làm gì để củng cố vai trò của người mới, ổn định tình cảm người cũ, mới
               cũ phải hòa hợp, không còn ranh giới giữa cũ và mới. Đó là nguyên nhân để
               Gia  Cát  Lượng  nhượng  bộ  Lý  Nghiêm  hết  lần  này  đến  lần  khác.  Nhưng
               không thể đoàn kết mà bỏ hết nguyên tắc. Lý Nghiêm đã chống lại nguyên
               tắc “người mình phải làm chủ, người đến sau phải ngồi trước”, chỉ còn cách
               mượn lý do nào đó để phế bỏ Lý Nghiêm, dù là “không còn giữ được chữ
               tín” (lời của ngài Điền Dư Khánh).

                  Lúc  này  đã  có  thể  kết  luận:  có  nguyên  nhân  gần,  nguyên  nhân  xa,  có
               nguyên nhân bên ngoài có nguyên nhân cơ bản khiến Gia Cát Lượng phải phế
               truất Lý Nghiêm. Nguyên nhân cơ bản là mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền

               Thục Hán vốn được xây dựng từ ba lực lượng chính trị Ích châu, Đông Châu,
               Kinh châu. Việc Gia Cát Lượng thẳng tay phế truất Lý Nghiêm, chung quy
               lại là để giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn đó, thi hành trị Thục bằng luật.
               Trị Thục bằng luật là chính sách cơ bản để Gia Cát Lượng giải quyết mâu
               thuẫn mới và cũ. Vì vậy, ngay từ lần đầu Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã trừng
               trị Mã Tắc sai lầm ở Nhai Đình theo luật, rồi tự xin được xử trị. Gia Cát
   399   400   401   402   403   404   405   406   407   408   409