Page 399 - Phẩm Tam Quốc
P. 399
nghĩa. Chúng ta đã nói ở tập trước, quyền lực địa vị của Gia Cát Lượng lúc
này ngang như Tào Tháo năm đó. Tào Tháo tước phong Huyện hầu (Võ Bình
hầu), quan là thừa tướng, khai phủ làm việc, kiêm lĩnh châu mục (Ký châu
mục). Gia Cát Lượng cũng là tước phong Huyện hầu (Võ Hương hầu), quan
là thừa tướng, khai phủ làm việc, tiến tước xưng vương thì có khác gì Tào
Tháo lúc trước. Dù là khả năng nào thì rõ ràng ý của Lý Nghiêm là không tốt.
Từ đó mà xét, nhân phẩm của Lý Nghiêm thật đáng ngờ. Vì vậy, trong Gia
Cát Lượng truyện của ngài Từ Minh Hiệp từng nói: Lý Nghiêm “hoàn toàn là
kẻ gian trá tư lợi, nham hiểm tàn nhẫn, không coi trọng việc nước”. Bị phế
truất là điều không thể tránh khỏi.
Có điều còn có hai cách nói về việc này. Thứ nhất, nói Lý Nghiêm tự tư tự
lợi (muốn lo việc nhà), lạm ban ân huệ (dù là ân nhỏ), lo đường danh dự (an
phận cầu danh), không coi trọng việc nước (không lo quốc sự) chỉ là tiếng nói
từ phía Gia Cát Lượng, không có căn cứ. Thứ hai, Lý Nghiêm không có tác
dụng của phò thần, vì Lý Nghiêm không có mặt ở triều đình, không đủ sức,
trách sao được. Thứ ba, Lý Nghiêm muốn làm thứ sử, muốn khai phủ, không
thể nói đơn giản là tranh quyền đoạt lợi, chạy chọt làm quan. Bởi vì quyền
lực, địa vị và đãi ngộ giữa hai vị “phó cố mệnh đại thần” và “chánh cố mệnh
đại thần” có một khoảng cách quá xa. Vì vậy, trong bài Lý Nghiêm bị phế,
ngài Doãn Vận Công cho rằng, Lý Nghiêm “quang minh chính đại, thẳng
thắn bộc trực”, lên tiếng đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình; vì thế mà Lý
Nghiêm đã có những suy nghĩ chẳng ra gì, khuyên Gia Cát Lượng “nhân
nhận cửu tích, tiến tước xưng vương”. Theo ngài Doãn, Lý Nghiêm làm vậy
là “có ý đẩy Gia Cát Lượng vào chỗ khó xử”. Kết quả, Gia Cát Lượng “lấy
làm lo ngại”, phải nhanh chóng có thư tỏ rõ lòng mình. Gia Cát Lượng nói:
nếu diệt xong Tào Ngụy, giết chết Tào Duệ, sẽ cùng các vị nhận phong, dẫu
mười lần ban thưởng tôi cũng dám xin nhận, chứ huống gì chín lần (dù là
thập mệnh cũng nhận, huống chi chín). Lời nói thực mạnh mẽ đại nghĩa,
nhưng đã phạm vào điều cấm kỵ. Thế nào là “Thập mệnh cũng nhận”? Tào
Tháo chỉ vì nhận chín mệnh đã bị người đời chửi cho gần chết; nếu đúng là
Gia Cát Lượng sẽ nhận thập mệnh thì sẽ thế nào đây?
Từ đó mới thấy Lý Nghiêm sốt ruột đến chừng nào. Xét từ góc độ những
người tán thành Gia Cát Lượng thì đó là sự “tiến công điên cuồng”. Nhưng
xét từ góc độ người tán thành Lý Nghiêm thì đó chỉ là “hành động vì quyền”.
Ngài Doãn Vận Công cho rằng, Lý Nghiêm đã biết Gia Cát Lượng “không
coi vị đồng sự được gửi con này ra gì”, luôn “bài xích, áp chế lạnh nhạt”. Một