Page 398 - Phẩm Tam Quốc
P. 398
trong triều, một người ở ngoài, rõ ràng Lý Nghiêm không sao sánh kịp. Điều
này sẽ dẫn tới bất bình. Có thể Lý Nghiêm đã nghĩ, ngài là chánh cố mệnh
đại thần có thể kiêm nhiệm Châu mục, còn ta là phó sao không là thứ sử?
Nhưng lúc bấy giờ Thục Hán mới chỉ có một châu là Ích châu và trong một
châu thì không thể vừa có châu mục vừa có thứ sử. Nhưng rồi Lý Nghiêm
cũng có cách. Theo Tam quốc chí – Lý Nghiêm truyện và Hoa Dương quốc
chí, sau khi dời về Giang Châu, Lý Nghiêm từng đề xuất với triều đình, lấy
Giang Châu làm trung tâm chia thành năm quận, ngoài ra thành lập Ba châu,
tự mình là thứ sử, kết quả “thừa tướng Gia Cát Lượng không theo”. Đương
nhiên, Lý Nghiêm sẽ rất buồn. Mấy năm sau, Lý Nghiêm lại xin được khai
phủ. Lý do rất chính đáng: thời Tào Ngụy, có bốn vị cố mệnh đại thần được
nhận di chiếu của Ngụy Văn đế Tào Phi, cùng nhau phò tá Ngụy Minh đế
Tào Duệ, cả bốn vị Tào Chân, Trần Quần, Tào Hưu, Tư Mã Ý đều được khai
phủ. Kết quả, yêu cầu này cũng bị từ chối. Có điều, Gia Cát Lượng cũng bù
đắp cho Lý Nghiêm, bằng cách cắt cử Lý Phong – con của Lý Nghiêm, chức
Giang Châu đô đốc, nâng cao mức đãi ngộ (bồi bổ cao hơn).
Đại thể mối quan hệ giữa Lý Nghiêm và Gia Cát Lượng là như vậy. Từ đó,
một số nhà sử học cho rằng, Lý Nghiêm tự mình đã chuốc lấy họa bị phế
truất. Vì sao? Lý Nghiêm thân là cố mệnh đại thần nhưng chưa bày mưu vạch
kế xây dựng đất nước, cũng chưa hề vào sinh ra tử bảo vệ đất nước, chỉ thấy
mưu lợi, tranh quyền đoạt thế bằng mọi thủ đoạn. Ví dụ, Lý Nghiêm “cầu lấy
năm quận, thứ sử Ba châu” là lúc nào? Vào thời Thục Hán năm Kiến Hưng
thứ V (Công nguyên năm 227). Lúc này, Ngụy Văn đế Tào Phi vừa tạ thế,
Ngụy Minh đế Tào Duệ lên kế vị. Nhân dịp đó, Gia Cát Lượng muốn Bắc
phạt, điều quân Lý Nghiêm vào Hán Trung, Lý Nghiêm nhận lệnh và cứ kéo
dài, lần lữa, còn yêu cầu vạch ra năm quận, lập Ba châu, để mình làm thứ sử.
Như vậy nếu không phải là mặc cả thì là gì? Năm Kiến Hưng thứ VIII (Công
nguyên năm 230), Gia Cát Lượng chuẩn bị đi về hướng tây ra Kỳ Sơn, muốn
để Lý Nghiêm trấn thủ Hán Trung. Nhân đó, Lý Nghiêm nói chuyện Tư Mã
Ý và những người khác khai phủ, thực ra là mượn Tư Mã Ý để nói mình.
Như vậy chẳng phải ỷ thế mưu đổ tư lợi thì là gì?
Theo chú dẫn Gia Cát Lượng tập của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí –
Lý Nghiêm truyện thì đây mới là điều nghiêm trọng. Trước đó, Lý Nghiêm
từng có thư cho Gia Cát Lượng, khuyên “lúc nhận cửu tích, nên tiến tước
xưng vương”, nhưng đã bị cự tuyệt. Vì sao Lý Nghiêm lại bừa bãi muốn Gia
Cát Lượng xưng vương? Có khả năng muốn làm quan, nên khích lệ người
khác làm quan trước. Khả năng nữa là, muốn đẩy Khổng Minh vào chỗ bất