Page 395 - Phẩm Tam Quốc
P. 395

Thục Hán năm Kiến Hưng thứ IX (Công nguyên năm 231), bốn lần Gia Cát

               Lượng ra Kỳ Sơn, bắc phạt Tào Ngụy, Lý Nghiêm lo việc vận chuyển lương
               thực. Lúc này Lý Nghiêm đã đổi tên là Lý Bình (để tiện cho độc giả chúng ta
               vẫn gọi là Lý Nghiêm), với danh phận là Trung đô hộ, thay thừa tướng lo
               việc ở tướng phủ, trong đó có việc lo vận chuyển lương thảo. Tiếc là vận khí
               Lý Nghiêm rất kém. Lúc này đã gần hết hạ sang thu, mưa to gió lớn, không
               có cách gì để quân lương ra tiền phương đúng hạn. Thế rồi, Lý Nghiêm cử
               người ra nói rõ tình hình và suy nghĩ của mình, mong Gia Cát Lượng hồi

               quân  (mong  Lượng  trở  về),  Gia  Cát  Lượng  đồng  ý  (thừa  tướng  lui  quân).
               Nhưng lúc tin tức lui quân truyền về, Lý Nghiêm lại vờ kỳ lạ: ái chà, quân
               lương đầy đủ thế, sao lại lui quân (quân lương sung túc, cớ chi lại về)? Sau
               đó còn dâng biểu lên Lưu Thiền nói: Gia Cát Lượng triệt quân là “vờ lui”,
               mục đích là dụ địch vào sâu (dụ địch để đánh). Đương nhiên là sai sự thực,
               mọi người hoài nghi. Gia Cát Lượng chỉ còn cách bỏ hết thư tín, bút tích

               trước sau của Lý Nghiêm ra cho mọi người xem (đưa hết thư tín, bút tích
               trước sau ra). Lý Nghiêm không còn gì để nói nữa (tất cả đều hết), đành phải
               cúi đầu nhận tội (cúi đầu tạ tội).
                  Đó là toàn bộ câu chuyện Lý Nghiêm bị phế bỏ, những người hiểu biết tỏ ý

               nghi ngờ các tình tiết đó. 1- Động cơ phạm tội không rõ ràng. Tam quốc chí
               nói: Lý Nghiêm thoái thác trách nhiệm (giải thích việc mình không làm) và
               đổ  vạ  cho  người  khác  (Lượng  có  tội  không  tiến  quân).  Ý  trước  nghe  còn
               được, nhưng ý sau có vấn đề. Văn biểu của Lý Nghiêm nói rất rõ, Gia Cát
               Lượng triệt quân để “dụ địch để đánh”. Rõ ràng là dụ địch vào sâu lấy thoái

               để tiến, sao có thể là “Lượng có tội không tiến quân”? 2- Cách thức đổ tội
               cho người khác kém cỏi. Nếu Lý Nghiêm muốn hãm hại Gia Cát Lượng, sao
               có thể nói năng tiền hậu bất nhất, còn lưu lại bao nhiêu chứng cứ. Một người
               thông minh như Lý Nghiêm há lại không biết Gia Cát Lượng sẽ “đưa hết thư
               tín, bút tích trước sau ra”? 3- Đây chỉ là những lời từ một phía. Chúng ta đều
               rõ, thời Thục Hán không có Sử quan, cũng không có người biên văn tập cho
               Lý Nghiêm. Vì vậy, Lý Nghiêm nghĩ gì, nói gì, chúng ta không thể biết. Có
               điều, như trong Lý Nghiêm hưng phế và cách dùng người của Gia Cát Lượng

               giáo  sư  Điền  Dư  Khánh  đại  học  Bắc  Kinh  đã  nói:  Trong  câu  chuyện  trên
               “Quá ư xằng bậy, không như thường tình”, không giống với hành vi của Lý
               Nghiêm. Vì vậy, ngài Điền cho rằng: “Ở đó có thể còn có vấn đề khác”.

                  Đương nhiên là có vấn đề khác. Nền chính trị thời cổ Trung Quốc là nền
               chính trị bí mật còn ẩn giấu nhiều điều. Những tài liệu đã công bố thường
               không nói rõ được chân tướng sự việc, thậm chí còn che giấu nhiều sự thực
   390   391   392   393   394   395   396   397   398   399   400