Page 390 - Phẩm Tam Quốc
P. 390
Thứ ba, không truy ích cho Triệu Vân là có nguyên nhân, vì lúc xưng
vương, Lưu Bị chỉ phong bốn viên đại tướng: Tiền tướng quân Quan Vũ,
Hữu tướng quân Trương Phi, Tả tướng quân Mã Siêu và Hậu tướng quân
Hoàng Trung, không có Triệu Vân cũng không có cái gọi là “Ngũ hổ thượng
tướng”. Thực tế thì cả đời Triệu Vân chưa có được “danh hiệu tướng quân”,
lúc Lưu Bị còn sống, chỉ là Dực quân tướng quân, Trấn đông tướng quân, sau
này vì “thất lợi ở Kỳ Cốc” nên bị giáng xuống làm Trấn quân tướng quân. Vì
vậy, địa vị của Triệu Vân luôn không bằng Quan, Trương, Mã, Hoàng. Lưu
Thiền truy ích cho các tướng quân quá cố là theo lệ và danh sách bốn viên đại
tướng. Đó cũng là kế thừa cách làm của cha mình. Đương nhiên, như vậy là
vong ân bội nghĩa, là điều làm cho Triệu Vân buồn khổ. Nhưng món nợ này
phải đổ lên đầu Lưu Bị trước, không thể chỉ trách một mình Lưu Thiền. Hơn
nữa cuối cùng Lưu Thiền đã truy ích cho Triệu Vân, phải nói là việc làm
đúng mực, sao còn là sai lầm lớn?
Thứ tư, biểu hiện của Lưu Thiền trước Tư Mã Chiêu thực ác độc. Dù là
vua mất nước cũng không nên hèn yếu như vậy, mất cả cốt cách, lòng không
trung thực. Lưu Thiền hàng Ngụy được mười ba năm thì Ngô đế Tôn Hạo
cũng hàng Tấn, được phong là “Quy mệnh hầu”, thấp hơn Lưu Thiền một
cấp. Theo Tấn thư – Vũ đế kỷ, Tôn Hạo đến Lạc Dương lên điện bái kiến Tấn
Võ đế Tư Mã Viêm. Tư Mã Viêm cho Tôn Hạo ngồi rồi nói: trẫm ngồi đây
chờ túc hạ, chờ lâu rồi. Ai ngờ Tôn Hạo xuống ngựa nhưng không tháo yên,
cà cuống chết đến đít vẫn còn cay, đã uốn lưỡi châm luôn, ở miền Nam thần
cũng ngồi chờ bệ hạ! Người ta thường nói: tướng bại trận không dám nói
cứng. Tôn Hạo là vua mất nước, đối mặt với người thắng mình vẫn cứng cỏi
nhường ấy, lời nói còn có “giá trị thẩm mỹ” hơn Lưu Thiền.
Nhưng Lưu Thiền tuy hèn yếu, nhưng tuyệt không yếu trí. Lưu Thiền
không có cốt cách, nhưng không phải không có cách nhìn. Nói trắng ra, Lưu
Thiền vờ điên vờ ngốc. Lưu Thiền rất rõ, là vua mất nước thì mãi mãi không
thể trở về, giữ được tính mạng đã là may. Lưu Thiền cũng rõ, muốn giữ được
tính mạng, phải làm cho người khác hiểu mình không còn bụng dạ báo thù.
Không còn tưởng nhớ nước Thục nữa. Đúng như Tam quốc chí tập giải dẫn
lời Vu Thận Hành nói: “lòng nhớ Thục, (Tư Mã) Chiêu cũng không muốn
nghe”. Vì vậy, Lưu Thiền cần phải tỏ ra “vui mà quên Thục”. Hơn nữa, Lưu
Thiền còn phải tỏ ra, dù có lòng nhớ Thục cũng là do người khác dạy cho,
còn mình chỉ học mà cũng không giống. Kết quả, khi mà “tả hữu đều cười”
thì cái chức “An Lạc công” kia mới thực là “an lạc”. Câu nói: “một người
trung thành” không chỉ chứng tỏ mình không nhớ Thục, còn chứng tỏ mình