Page 386 - Phẩm Tam Quốc
P. 386
lập miếu ở Thành Đô là không hợp lý, vì theo lệ miếu của hoàng đế mới được
dựng ở đây. Làm sao đây? Nên lập miếu thừa tướng Gia Cát Lượng ngay
trước mộ (gần mộ của người), trên núi Định Quân (dựng ở Miện Dương).
Còn có quy định, mọi người dân muốn cúng tế Gia Cát Lượng đều phải đến
miếu (ở tại miếu), không thể tùy tiện “cúng tế riêng”. Tức là, vẫn nên lập
miếu, nhưng không phải ở Thành Đô, ở khắp mọi nơi trong cả nước mà ở
trước mộ thừa tướng. Lúc này Lưu Thiền mới đồng ý (bắt đầu nghe theo).
Người dâng biểu là Binh bộ hiệu úy Tập Long, Trung thư lang Hướng
Sung, không phải là nhân vật tầm cỡ gì. Đọc kỹ tờ biểu mới thấy họ đã phải
lao tâm khổ tứ, bàn bạc kỹ lưỡng để được toàn vẹn như thế nào? Trước hết
lấy cổ nhân làm lệ (người Chu nhớ công đức của Triệu Bá mà không đánh
Cam Đường; Việt vương nhớ công Phạm Lãi đã cho đúc tượng vàng giữ lại),
sau là giải thoát cho Lưu Thiền (dựng miếu ở kinh sư là bức tông miếu, khiến
bụng thánh sinh nghi), cuối cùng mới có phương án khiến Hậu chủ có thể tiếp
nhận được: quy định chỉ được dựng miếu và cúng tế ở trước mộ Gia Cát
Lượng. Nghĩ xem, mộ của Gia Cát Lượng xa xôi tận núi Định Quân Hán
Trung thì sẽ có mấy người tới đó? Như vậy, không thể hoàn toàn cấm “Toàn
dân tế riêng”, nhưng Lưu Thiền lại có thể tiếp nhận được. Rõ ràng là Lưu
Thiền không mấy thích thú với chuyện này.
Có người nói: Lưu Thiền không phê chuẩn việc lập miếu Gia Cát Lượng là
có căn cứ, căn cứ đó là lễ pháp. Tương Dương ký nói rất rõ, “triều nghị lấy lễ
mà không theo”! Điều này thực khó hiểu! Biểu văn của Tạp Long và mấy
người khác đã nói như thế nào? Bốn trăm năm vương triều Đại Hán đã dựng
bia, viết truyện, tạc tượng lập miếu cho bao người ít nhiều có công có đức (tự
Hán hưng lại đây bao người được tạc hình lập miếu vì ít nhiều có công có
đức), lẽ nào một hoàng đế Đại Hán xưa nay chưa từng nói tới lễ nghĩa, quy
phạm sao? Dù chỉ ít nhiều có công có đức đã được tạc tượng, dựng miếu,
đằng này thừa tướng Gia Cát Lượng đại ân đại đức, dựng miếu cho ngài là
phạm luật chăng? Hơn nữa, Lưu Thiền chưa hẳn là người luôn giữ quy chế.
Sau khi Khổng Minh tạ thế, Lưu Thiền đã bãi bỏ chế độ thừa tướng, đình chỉ
việc bắc phạt Trung Nguyên, vậy sao không thể phá lệ một lần cho Gia Cát
Lượng? Nói thẳng ra rằng, Lưu Thiền có phần hẹp hòi, có điều gì không vui
trong lòng.
Vì vậy chúng ta cần hỏi về vấn đề thứ ba: Vì sao Lưu Thiền không vui?
Có ba nguyên nhân. Thứ nhất, như là bị giam lỏng. Cậu bé Lưu Thiền sau
khi kế vị, có ý không bao giờ ra khỏi cung. Mãi hơn một năm sau khi Gia Cát