Page 381 - Phẩm Tam Quốc
P. 381

nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng im tiếng khi Quan Vũ đánh Tương Phàn.

                  Vẫn còn một sự kiện nữa nhằm nói rõ quan hệ giữa hai người có phần khó
               hiểu. Theo Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện, sau khi Lưu Bị xưng đế,
               Gia Cát Lượng được làm thừa tướng, thêm là Lục thượng thư sự, giá tiết,
               kiêm luôn Tư Lệ hiệu úy sau khi Trương Phi mất. Nhìn bề ngoài thì thân

               phận, địa vị hay quyền lực về mọi mặt, Gia Cát Lượng là số một trong số các
               quần thần trong chính quyền Thục Hán, không ai sánh bằng. Nhưng xin lưu
               ý, Gia Cát Lượng là thừa tướng không “khai phủ”, chỉ “khai phủ” lúc Lưu Bị
               đã tạ thế. Chúng ta đều biết, thời Đông Hán không có chức thừa tướng, thời
               Tây Hán mới có chế độ thừa tướng, đặc điểm là có thể “khai phủ trị sự”. Gọi
               là “khai phủ” là lập phủ đệ, có thuộc quan, tức là có cơ cấu làm việc riêng, có

               các  quan  chức  dưới  quyền.  Điều  đó  có  ý  nghĩa  gì?  Tức  là,  thừa  tướng  có
               “tướng phủ” độc lập với “hoàng cung”; thừa tướng có “tướng quyền” độc lập
               với “hoàng quyền”. Vì vậy, Tào Tháo khôi phục chế độ thừa tướng rồi tự làm
               thừa tướng, sự thực là muốn lấy bớt quyền trong tay Hán Hiến đế. Vậy thì
               Lưu Bị để Gia Cát Lượng làm thừa tướng nhưng không “khai phủ” chỉ có thể
               hiểu như lời ngài Trương Tác Diệu “ham ý không phải Lưu Bị lo nghĩ khi
               quyền lực bị chia sẻ mà là Lưu Bị chưa hoàn toàn tin tưởng Gia Cát Lượng”.

               Cũng tức là, Lưu Bị không “tín nhiệm vô hạn” hoặc “hoàn toàn tín nhiệm”
               mà là “tín nhiệm có hạn” hoặc “tín nhiệm có bảo lưu” đối với Gia Cát Lượng.

                  Quan hệ giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị có chút biến đổi, nếu chỉ vì Lưu Bị
               “có mới nới cũ” thì không sao. Đáng sợ nhất là hai người có xung đột về ý
               niệm chính trị. Mọi người đều rõ, Gia Cát Lượng là nhà chính trị vĩ đại. Một
               trong những điều khác biệt giữa chính trị gia và chính khách là, chính trị gia
               có lý tưởng, chính khách chỉ quan tâm tới lợi ích. Gia Cát Lượng có lý tưởng
               là “phục hưng Hán thất”. Lý tưởng đó xuyên suốt cả cuộc đời. Còn như Lưu
               Bị có lý tưởng không? Có thể lúc đầu đã có, nhưng về sau đã quên mất. Theo

               Độc thông giám luận của Vương Phu Chi, sau khi có được hai châu Kinh,
               Ích, Lưu Bị đã quên mất lý tưởng (được Kinh, Ích thì quên mất). Lúc này
               Lưu Bị chỉ muốn lợi ích, không còn lý tưởng, nên mới đánh Ngô bỏ đánh
               Ngụy. Vì vậy Vương Phu Chi nói: “chí kiến của Tiên chủ là thừa thời tự lập
               làm vua”. Cái gọi là “không cùng Hán tặc” chỉ là chiêu bài để tự xưng vương
               xưng đế.

                  Lưu Bị đã quên mất lý tưởng của mình (hoặc lúc trước không có), Gia Cát
               Lượng vẫn còn nhớ. Nhưng điều đáng tiếc là, không ai muốn nói ra điều thay
               đổi nho nhỏ đó. Lưu Bị vờ như không hề quên, Gia Cát Lượng cũng không
   376   377   378   379   380   381   382   383   384   385   386