Page 384 - Phẩm Tam Quốc
P. 384

Hương ở Nam Trịnh, ngài Miêu Việt cho là sai lầm, phải là huyện Võ Hương

               quận Lang Nha. Vì Gia Cát Lượng là người quận Lang Nha, nên phong cho
               Gia  Cát  Lượng  huyện  Võ  Hương,  quận  Lang  Nha;  giống  như  Trương  Phi
               người quận Trác thì phong Lang Nha Trương Phi là Tây Hương hầu. Tây
               Hương và Võ Hương đều là huyện. Ngày nay huyện Tây Hương nằm về phía
               tây nam Phòng Sơn, Bắc Kinh, thời Tây Hán huyện Võ Hương thuộc quận
               Lang Nha, sau này bị xóa bỏ. Vì vậy Trương Phi và Gia Cát Lượng đều là
               huyện hầu, không phải là Hương hầu. Có người nói: huyện Võ Hương quận

               Lang Nha không thuộc đất Thục sao có thể phong được? Thực ra đây là một
               loại chế độ đất thời đó, gọi là “dao lĩnh”, giống như Lưu Vĩnh – con của Lưu
               Bị được phong là Lỗ vương, Lưu Lý phong là Lương vương. Sau này Tôn
               Quyền cũng phong chư vương theo cách thức đó. Phong như vậy có hai ý
               nghĩa. Một là nâng cao địa vị của người được phong, hai, muốn chứng tỏ
               mình là chủ thiên hạ. Còn một ý nghĩa nữa đối với chính quyền Thục Hán,

               chứng tỏ mình là chính thống.
                  2- Khai phủ làm việc. Khai phủ, tức là dựng phủ đệ, chọn quan viên, cũng
               tức là xây dựng hệ thống quan viên và một cơ cấu làm việc tương đối độc lập
               của riêng mình. Thời đầu nhà Tây Hán, thừa tướng, thái úy, ngự sử đại phu,

               cả ba chức “Tam công” này đều được khai phủ. Về sau đại tướng quân cũng
               khai phủ. Tào Tháo khôi phục chế độ thừa tướng, lên làm thừa tướng cũng để
               được khai phủ; Lưu Bị để Gia Cát Lượng làm thừa tướng nhưng không khai
               phủ. Ở đây có sự khác biệt rất lớn. Khai phủ sẽ có tướng quyền tương đối độc
               lập với hoàng quyền, không khai phủ sẽ không có. Vì vậy, ý nghĩ của việc

               này là lớn lao nhất, sau này sẽ nói tiếp.
                  3- Lĩnh Ích châu mục. Chúng ta đều biết, cái gọi là “Thục Hán” kỳ thực chỉ
               là Ích châu. Nơi mà thừa tướng Thục Hán quản và nơi mà Ích châu mục quản
               chẳng khác gì nhau. Vậy thì, thừa tướng kiêm Ích châu mục chẳng phải chỉ

               thêm rườm rà hay sao? Đương nhiên là không phải, về mặt địa lý, Thục Hán
               tức là Ích châu; nhưng về thể chế nhà nước thì Thục Hán là Thục Hán, Ích
               châu là Ích châu. Sự khác biệt là ở chỗ nào? Thục Hán là vương triều, Ích
               châu là quận huyện; thừa tướng Thục Hán là chức quyền ở trung ương. Ích
               châu mục là quan viên địa phương. Người trước, có đủ quyền hành chính
               trung ương, người sau, có quyền hành chính địa phương. Quyền hạn của hai

               chức vụ trên không giống nhau, trách nhiệm cũng khác nhau. Châu mục là
               quan “quản dân”, thừa tướng là quan “quản quan”. Đương nhiên, châu mục
               cũng  “quản  quan”  (quản  lý  thái  thú  và  huyện  lệnh),  nhưng  thừa  tướng  thì
               không “quản dân”. Vì vậy xét về mặt chế độ thì đó là hai chức vụ khác nhau.
   379   380   381   382   383   384   385   386   387   388   389