Page 379 - Phẩm Tam Quốc
P. 379
thành Bạch Đế (Công nguyên năm 223), trong mười lăm năm này, ít khi
chúng ta nhìn thấy bóng dáng cùng tiếng nói của Gia Cát Lượng. Lưu Bị vào
Thục có Bàng Thống đi theo; tấn công Hán Trung mang theo Pháp Chính.
Công việc của Gia Cát Lượng lúc “lo việc thuế má, có lương nuôi quân” lúc
“trấn giữ Thành Đô, đủ quân đủ lương”, thứ nữa cùng Trương Phi, Triệu Vân
đưa quân vào Thục “cùng vây Thành Đô”, khiến người khác có cảm giác họ
đã “lui về tuyến hai”.
Đương nhiên, điều này cũng chưa nói rõ được quan hệ giữa Lưu Bị và Gia
Cát Lượng có vấn đề gì. Ngược lại, địa vị của Gia Cát Lượng lúc này đã
ngang như địa vị của Tiêu Hà năm nào. Theo Sử ký – Tiêu tướng quân thế
gia, lúc Lưu Bang chinh chiến thiên hạ, Tiêu Hà cũng không cùng nam chinh
bắc chiến, chư tướng cho là “chưa phải vất vả gì, chỉ bàn luận bằng bút mực”.
Nhưng bình công luận thưởng lúc xong việc, bao giờ Lưu Bang cũng để Tiêu
Hà là số một. Sau khi Lưu Bị xưng đế, trong số các đại thần Gia Cát Lượng
cũng ở vị trí số một. Trên thực tế, lúc đầu giữ Kinh châu cũng vậy, sau này
giữ Thành Đô cũng vậy, lúc nào trách nhiệm cũng nặng nề. Bởi vì Kinh châu
và Thành Đô đều là căn cứ địa, đại bản doanh của Lưu Bị, cần có người mưu
lược già dặn, cẩn trọng tin cậy trông giữ. Lo liệu thuế má, thực túc binh
cường cũng là việc hết sức quan trọng, binh mã chưa hành động, lương thảo
đã phải đầy đủ. Không có lương thảo thì đánh chác thế nào. Hơn nữa, theo
cách nói của Trần Thọ trong Gia Cát Lượng tập thì đặc điểm tài năng của Gia
Cát Lượng là “kế đánh giặc hay hơn kỳ mưu, lo cho dân sinh tốt hơn tướng
lược”. Vậy thì, để người giỏi quản lý dân trông giữ hậu phương lớn, để người
giỏi kỳ mưu theo quân ra trận, chẳng phải đã rõ Lưu Bị giỏi nhìn người giao
việc sao? Vì vậy không có vấn đề.
Có điều sau trận chiến Xích Bích, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng
có chút khó hiểu.
Chúng ta đều biết, Gia Cát Lượng từng quy hoạch chiến lược cho Lưu Bị
và nổi tiếng nhất là “Long Trung đối”. Theo lý, sau trận chiến Xích Bích,
Lưu Bị có khả năng đã thực hiện quy hoạch chiến lược này, Gia Cát Lượng
phải thấy vẻ vang mà vui mừng mới phải. Nhưng không hiểu vì sao Gia Cát
Lượng trở nên trầm lặng hẳn. Vào Thục, Bàng Thống được thả sức thao túng,
bày mưu vạch kế; tiến công Hán Trung. Pháp Chính vào sinh ra tử, đề xuất
chủ trương. Vì vậy, Bàng Thống tử trận, Lưu Bị “thương nhớ đến rơi lệ”;
Pháp Chính ốm mất, Lưu Bị “nước mắt giàn giụa”. Pháp Chính, Bàng Thống
gần như là người dốc sức nhiều nhất cho Lưu Bị, tình cảm sâu đậm nhất với