Page 374 - Phẩm Tam Quốc
P. 374
Vì vậy, hậu thế có nhiều người ý kiến khác với Trần Thọ. Trước hết là Tôn
Thịnh thời Tấn rất nghi ngờ, Tôn Thịnh cho việc gửi con của Lưu Bị là việc
hoang đường (Bị sai Lượng, làm loạn chế). Theo chú dẫn của Bùi Tùng Chi
trong Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện, Tôn Thịnh có bài dài bàn về
chuyện này. Theo ông mấu chốt việc gửi con là chọn đúng người, và việc gì
còn phải nói như vậy. Nếu đã chọn đúng người thì không cần phải nói gì nữa,
vì không nói, đối phương cũng sẽ một lòng trung trinh, (gửi đúng người hiền
thì không phải hối); còn như chọn sai người thì càng không thể nói như vậy,
vì nói thế là ngang như mở đường cho kẻ đó phản nghịch cướp ngôi (chọn sai
thì không nên mở đường thoán nghịch). Vì vậy Tôn Thịnh nói: xưa nay chưa
hề có việc gửi con như vậy (lời cố mệnh phải là lời chân tình, lời giả dối
không phải lời gửi con). Có điều Lưu Bị đã gặp vận, may sao Lưu Thiền
không mấy có chủ ý, không hay nghĩ ngợi lung tung (may sao Lưu Thiền tối
dạ, không mấy nguy hại), Gia Cát Lượng uy vọng cao lớn, đủ để trấn an (Gia
Cát uy lược, đủ để chống lại kẻ khác), nên không xảy ra chuyện gì. Nếu
không, cả thành đã lời ra tiếng vào, lòng người xao xuyến.
Lúc này nhìn lại thấy lời bình của Tôn Thịnh không thật chân tình, coi Lưu
Bị đã “lỡ lời”. Vì vậy, trong Tam quốc chí – tập giải gần đây của Lư Bật đã
có lời phản bác lại Tôn Thịnh, cho rằng lời gửi con của Lưu Bị là “xuất phát
từ tình cảm”, có cảm xúc mới thành lời (có cảm xúc mới nói nên lời), không
kịp nghĩ ra điều gì khác (thốt lời không có giả dối)! Lư Bật cho rằng, điều
Lưu Bị quan tâm lúc đó là “con không khá”, điều lo lắng là “cơ nghiệp suy
sụp”, cứ nghĩ đến là “bực, lo tìm người hiền”, còn bụng dạ nào mà quanh co;
dựa vào cái gì để nghi ngờ Lưu Bị giả dối (vì gì để ngờ có dối trá)?
Đương nhiên đây cũng chỉ là một cách nghĩ và có phần hợp lí. Nhưng cũng
phải nói: cái gọi là “xuất phát từ tình cảm” cũng chỉ là lời suy đoán. Cuối
cùng, chúng ta đều không phải là Lưu Bị, ai có thể khẳng định Lưu Bị đã
nghĩ như vậy. Lư Bật có thể suy đoán thì đương nhiên người khác cũng có
thể. Như trong Lưu Bị truyện của ngài Trương Tác Diệu cho rằng Lưu Bị có
dụng ý khác, hơn nữa “ý tứ thực rõ ràng”, tức là một cách nói buộc Gia Cát
Lượng phải biểu lộ sự trung thành. Ngài Trương cho rằng, Lưu Bị “có nghi
ngờ lớn” đối với Gia Cát Lượng. Để đảm bảo hoàng vị của con mình vững
như núi Thái Sơn, Lưu Bị đã “bức Gia Cát Lượng không còn chỗ để suy nghĩ
khác”, chỉ còn cách nước mắt giàn giụa, quỳ xuồng mà thề thốt. Đúng như
Vương Phu Chi đã nói trong Độc thông giám luận, Lưu Bị đã nói đến như
vậy thì Gia Cát Lượng còn có cách gì để giải tỏa mối nghi ngờ đó, ngoại trừ
việc moi ruột gan ra cho Lưu Bị xem (lấy máu trong tim ra, mới hết được