Page 369 - Phẩm Tam Quốc
P. 369
ở Khiếu Đình, tiến công quân Lưu, một lúc xóa sạch hơn bốn mươi doanh
trại. Không kịp đề phòng, Lưu Bị kinh hồn lạc phách, chạy tới Mã Yên Sơn
(phía tây bắc thị trấn Nghi Xương, Hồ Bắc ngày nay). Lục Tốn ra sức đánh
tiếp, đốc thúc các quân áp sát từ bốn phía. Quân Thục “như băng tan núi lở,
quân chết hàng mấy vạn”, Lưu Bị cùng một số tùy tòng chạy suốt ngày đêm
về thành Bạch Đế. Thuyền bè, khí giới, vật tư của Lưu Bị “bỗng chốc sạch
không”; thi thể quân lính “trôi nổi khắp trên mặt sông”. Lưu Bị thảm bại vừa
xấu hổ vừa phẫn nộ đã ngẩng mặt nhìn trời than rằng: trẫm đã bị Lục Tốn hạ
nhục, e đây là ý trời (không phải là ý trời sao)!
Xem ra Lưu Bị đã hoàn toàn không phục khi “bị Tốn làm nhục”. Có thể
trong mắt Lưu Bị và Quan Vũ, Lục Tốn chỉ là một thư sinh, không đáng ngại,
nói chi tới phải bại trận. Thực tình, Lục Tốn không phải thư sinh, mà là nho
tướng, là nhà chính trị nhà quân sự bên phía Đông Ngô. Lục Tốn thành công
không phải do ý trời mà do “mưu kế”. Phần trên đã nói: Lục Tốn từng có sớ
dâng lên Tôn Quyền. Trong bản sớ đó, trước hết Lục Tốn đã nêu rõ tính chất
quan trọng của cuộc chiến. Chúng ta đều biết, phía tây Lăng Hiệp là vùng cực
đông ngã ba sông Trường Giang, cửa đông của tây Lăng Hiệp là huyện Di
Lăng. Vì vậy Lục Tốn nói: Di Lăng là vùng đất chiến lược quan trọng, cùng
là cửa lớn phía tây của vương quốc Đông Ngô chúng ta. Vùng này dễ chiếm
và cũng dễ mất. Một khi không giữ được thì không chỉ mất một quận mà còn
ảnh hưởng tới an toàn của cả Kinh châu, thực đáng lo ngại. Vì vậy trận này
không thể thất bại, nhất định phải thắng (cuộc chiến này tất phải thắng). Đây
chính là nguyên nhân thứ nhất khiến Lục Tốn thành công. Vô cùng coi trọng,
có chí thì nên.
Rõ ràng Lục Tốn rất coi trọng cuộc chiến này, nhưng chẳng lẽ Lưu Bị lại
không biết có chí thì nên sao? Thế là Lục Tốn lại phải tâu rõ với Tôn Quyền
ba nhược điểm lớn của Lưu Bị. Thứ nhất, Lưu Bị vi phạm luật, không giữ sào
huyệt, ra quân viễn chinh, là tự dấn thân vào chỗ chết; thứ hai, Lưu Bị chinh
chiến cả đời, bại nhiều thắng ít, từ đó mà suy, lần này cũng không đáng ngại;
thứ ba, “bỏ thuyền lên bộ, doanh trại khắp nơi”. Vì vậy, Lục Tốn mong Tôn
Quyền cứ kê cao gối mà ngủ, chờ tin thắng trận. Đây lại là nguyên nhân thứ
hai khiến Lục Tốn thành công, biết mình biết ta, sớm có ý đồ.
Nguyên nhân thứ ba là “trầm tĩnh ứng chiến, sau mới không chế”, tình
hình cụ thể thế nào phần trước đã nói. Lúc này chỉ muốn nói, làm được điều
này không phải dễ. Theo Tam quốc chí – Lục Tốn truyện, lúc Lục Tôn và
Lưu Bị còn kình địch thì Tôn Hoàn đã bị quân Lưu Bị bao vây ở Di Đạo